Nguyên nhân là do hàm lượng chất béo có trong váng sữa rất cao, chiếm đến 70%. Do đó, ăn nhiều váng sữa sẽ khiến bé không hấp thu kịp, dẫn tới đầy bụng, thậm chí dẫn đến tiêu chảy.
Theo PGS.TS Phạm Văn Hoan, Viện Nghiên cứu Y - Xã hội học (ISMS), nếu cho trẻ ăn nhiều váng sữa còn khiến trẻ bị béo phì. Việc thừa cân có thể dẫn tới những bất lợi nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và tương lai của trẻ. Theo đó, trẻ béo phì dễ bị mặc cảm tâm lý vì ngoại hình. Bên cạnh đó, bé dễ mắc phải các bệnh lý liên quan đến béo phì khi trưởng thành như cholesterol cao, mỡ máu cao, tiểu đường, loãng xương, biến dạng chi dưới và các bệnh tim mạch...
Dù tăng cân là điều quan trọng đối với trẻ nhỏ, nhưng việc lạm dụng những sản phẩm giàu chất béo để thúc đẩy quá trình này không phải là cách làm phù hợp. Thay vào đó, phụ huynh nên chú trọng hơn vào kế hoạch xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho trẻ với tỷ lệ đạm: béo: đường phù hợp để trẻ có thể tăng cân khỏe mạnh.
Theo VnEpress, váng sữa cũng chỉ nên được dùng làm món ăn vặt không thường xuyên bởi sản phẩm không cung cấp đủ vi chất cần thiết cho trẻ như các món ăn chính.
Chủ đề liên quan: