Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Kiểm soát chặt để không lây nhiễm chéo nCoV trong bệnh viện

Bệnh dịch nCoV là bệnh truyền nhiễm nhóm A và lây truyền từ người sang người. Do đó, kiểm soát nhiễm khuẩn bây giờ là nhiệm vụ hàng đầu để không lây nhiễm chéo trong bệnh viện.

Sáng 11/2, tại Bộ Y tế, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Phó trưởng Tiểu ban điều trị đã chủ trì buổi họp Hội đồng chuyên môn cập nhật và hoàn thiện hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh dịch nCoV.

Cuộc họp có sự tham gia của các chuyên gia của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Cục Quản lý Môi trường Y tế, Cục Y tế Dự phòng, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương; các chuyên gia trong lĩnh vực kiểm soát nhiễm khuẩn từ các Bệnh viện đầu ngành như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhi TW, Bệnh viện đa khoa TW Huế, Bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh, Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn Hà Nội, Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn TP Hồ Chí Minh…

PGS.TS Lương Ngọc Khuê khẳng định, bệnh dịch nCoV là bệnh truyền nhiễm nhóm A và lây truyền từ người sang người. Do đó, kiểm soát nhiễm khuẩn bây giờ là nhiệm vụ hàng đầu để không lây nhiễm chéo trong bệnh viện (giữa người bệnh – người bệnh; giữa người bệnh – thầy Thu*c; giữa người bệnh, thầy Thu*c – cộng đồng).

Hiện trong 15 bệnh nhân dương tính với tại Việt Nam, hiện có đủ nam - nữ, đủ lứa tuổi: Người cao tuổi có nhiều bệnh nền (người bố ở Bệnh viện Chợ Rẫy), trung niên, thanh niên, vị thành niên, trẻ nhỏ… đều có, có cả người có đủ triệu chứng lâm sàng và cả có người dương tính với nCoV nhưng không có biểu hiện sốt, ho, khó thở….

Hiện 6 bệnh nhân trong số đó đã được ra viện, thông tin từ các cơ sở điều trị cho thấy, do tuân thủ quy trình cách ly, điều trị và kiểm soát nhiễm khuẩn nên chưa có hiện tượng lây chéo giữa người bệnh và thầy Thu*c, người bệnh và người bệnh…

Cũng theo PGS. TS Lương Ngọc Khuê, hiện phân tuyến điều trị bệnh nhân dương tính với nCoV ở Việt Nam hoàn toàn hợp lý, đúng với đặc tính của căn bệnh do chủng nCoV mới. Việc thu dung, điều trị, quản lý bệnh nhân nhiễm/nghi nhiễm được thực hiện từ tuyến huyện, chỉ chuyển tuyến trên khi quá khả năng điều trị. Việc phân tuyến này nhằm phát hiện sớm, điều trị kịp thời, không để bệnh nhân Tu vong hay lây nhiễm chéo trong bệnh viện.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê chủ trì cuộc họp của Hội đồng chuyên môn cập nhật và hoàn thiện hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh dịch nCoV.

Do đó, các bệnh viện phải quan tâm đến công tác cách ly, kiểm soát nhiễm khuẩn, chỉ chuyển tuyến trên khi quá khả năng điều trị. Việc phân tuyến này nhằm phát hiện sớm, điều trị kịp thời, không để bệnh nhân Tu vong hay lây nhiễm chéo trong bệnh viện.

Quan điểm hiện nay là cách ly toàn bộ khu vực bệnh nhân ở Hà Nội và tuyến cuối về Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 (Đông Anh, Hà Nội) với công suất hiện nay là 500 giường bệnh.

Những trường hợp có bệnh cảnh lâm sàng nhẹ hơn như tại Vĩnh Phúc được theo dõi tại tuyến huyện. Đơn cử như ở Trung tâm y tế huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc) hiện đang điều trị 4 bệnh nhân với sự hỗ trợ của tuyến trên, nặng hơn lên bệnh viện tỉnh, nặng hơn lên Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở 2. Các địa phương khác cũng thế nhằm hạn chế di chuyển bệnh nhân để cắt đứt nguồn lây.

ThS. Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh cho biết, tại cuộc họp các chuyên gia đã cùng bàn thảo và sẽ cập nhật, thống nhất lại 5 nội dung về đường lây truyền của nCoV như thế nào? Thống nhất sử dụng khẩu trang y tế; khuyến cáo rửa tay, dung dịch rửa tay tiêu chuẩn như thế nào; việc khử khuẩn môi trường; hóa chất khử khuẩn tỷ lệ, nồng độ; sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân...

Theo SK&ĐS

Mạng Y Tế
Nguồn: Ngày nay (https://ngaynay.vn/suc-khoe/kiem-soat-chat-de-khong-lay-nhiem-cheo-ncov-trong-benh-vien-165654.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Sau khi Mangyte trả lời câu hỏi của bạn Thanh Vân (van.le…@gmail.com) về Thuốc “tiêu sợi huyết” dùng để cấp cứu đột quỵ, nhiều bạn đọc hỏi bệnh viện ở địa phương mình có sử dụng Thuốc này hay không?
  • Thưa bác sĩ, Tôi có người bạn viêm thận mãn độ 4, hơn 1 năm nay trị liệu bằng phương pháp thẩm phân phúc mạc tại nhà, nhưng tình hình sức khỏe gần đây không khả quan. Nay bạn tôi muốn thay thận (do người cô ruột cho) xin hỏi bác sĩ:
  • Mangyte cho em hỏi các bệnh viện lớn ở TPHCM được nghỉ tết âm lịch mấy ngày? Vì nhà em ở xa lên tết này em có người nhà ở đó, em đi lên đó chơi tiện em đi khám luôn nhưng không biết ngày nào. Mong Mangyte giúp em với! (Em Dũng - Lâm Đồng) Mangyte cho tôi hỏi mùng 4 tết BV Bạch Mai làm việc chưa? Hôm qua tôi bị đau thắt ngực, hôm nay thì lại không sao nhưng tôi muốn đi kiểm tra tim mạch cho yên tâm. Cảm ơn Mangyte! (Nguyễn Văn Tuấn - Hà Nội)
  • Tết tây này được nghỉ tới 4 ngày, tôi muốn tranh thủ mấy ngày nghỉ đi làm mấy cái xét nghiệm mà không biết BV Hòa Hảo có nghỉ tết tây không? Ông bác tôi thì định đến BV Đại học Y dược để nội soi qua mũi, liệu có đi được không hay đợi qua năm mới? Còn Khám bệnh online của Mangyte có nghỉ tết tây không vậy? Cảm ơn Mangyte, chúc năm mới nhiều niềm vui! (Trần Đức Nhân - TPHCM)
  • Chào bác sĩ, Cháu bị lệch sống mũi do va chạm cách đây 4 năm. Hiện cháu không tự tin khi giao tiếp vì chiếc mũi bị lệch 1 bên. Cháu muốn chỉnh mũi lại nhưng không biết nhiều thông tin về lệch sống mũi, phương pháp chữa lệch sống mũi nào giúp lành và tự nhiên nhất, nên khám chữa tại bệnh viện nào và giá cả là bao nhiêu? Mong nhận được hồi âm sớm từ BS. Cháu cám ơn BS nhiều! (Hùng Lê - hungle...@gmail.com)
  • Bác sĩ cho em hỏi khám ngực ở bệnh viện nào uy tín vậy ạ? (Thanh Tuyền – TPHCM)
  • Em muốn mua bảo hiểm y tế của bệnh viện da liễu TPHCM, vậy em có thể mua ngay tại BV không ạ? Nếu có thể thì được lấy ngay không và giá bao nhiêu vậy ạ? Em rất mong nhận được phản hồi từ mangyte, em xin cám ơn. (Anh Vân - tranong...@gmail.com)
  • Bệnh tiểu đường là một bệnh nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Đó là lý do bệnh nhân cần được châm sóc từ nhiều bác sĩ.
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY