Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Kiến ba khoang tấn công khiến hàng chục người vào viện khám mỗi ngày

Những con kiến ba khoang đang là thủ phạm khiến số lượng người phải đến bệnh viện Da Liễu điều trị do bị viêm da tăng mạnh trong tháng 6/2020.

Những con kiến ba khoang đang là thủ phạm khiến số lượng người phải đến bệnh viện Da Liễu điều trị do bị viêm da tăng mạnh trong tháng 6/2020.

Báo gia đình Việt Nam đưa tin, thống kê sơ bộ từ Bệnh viện Da Liễu cho thấy, khi mùa mưa bắt đầu, chỉ trong tháng 6/2020, trung bình mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khoảng 80 đến 100 ca bị viêm da do tiếp xúc côn trùng, cụ thể là kiến ba khoang. Tình trạng này trước đây rất ít gặp nhưng trong tháng qua, số ca bệnh đã tăng đột biến.

Kiến ba khoang tấn công khiến hàng chục người vào viện khám mỗi ngày - Ảnh 1

Vùng da bị kiến ba khoang cắn có các vệt đỏ, xuất hiện mụn nước, mụn mủ. Ảnh: Dân trí

Bác sĩ Vũ Thị Phương Thảo, Phó trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Da Liễu cho biết, kiến ba khoang là loài có cánh, bay được không không trung nên khả năng di chuyển rộng. Chúng thường sống ở các ruộng lúa, cỏ mục, vườn cây, bãi rác thải, các công trình đang xây dựng… Vào ban đêm, kiến ba khoang ưa thích ánh sáng đèn chúng sẽ bay vào những ngôi nhà gần nơi làm tổ và có thể đậu ở bất kỳ nơi nào từ quần áo đến chăn màn, chiếu gối…

Kiến ba khoang không chủ động đốt người, cũng không phải loài truyền bệnh. Tuy nhiên, trong cơ thể kiến ba khoang có chứa độc tố Pederin, có thể làm tổn thương da người (bỏng da, viêm da) nếu chất này được giải phóng ra khi kiến bị tác động hoặc chà xát khi bị giết.

Những trường hợp không may bị kiến ba khoang cắn, hoặc dịch tiết của kiến bám trên da sẽ gây ra các tổn thương thành đường hay vệt đỏ, có thể phù nề nhẹ, có mụn nước, mụn mủ, thường ở vị trí vùng da hở như mặt, cổ, tay, chân. Các biểu hiện của tổn thương da do kiến ba khoang gây ra thường rất dễ nhầm lẫn với tình trạng tổn thương sau khi bị giời leo (bệnh zona).

Kiến ba khoang tấn công khiến hàng chục người vào viện khám mỗi ngày - Ảnh 2

Tổn thương da do kiến ba khoang gây ra rất dễ nhầm với bệnh zona. Ảnh: Dân trí

Bệnh nhân bị kiến tấn công thường có cảm giác rát bỏng tại chỗ. Nếu thương tổn trên diện rộng, người bệnh có thể sẽ bị sốt nhẹ, nổi hạch vùng lân cận. Sau khi bị kiến ba khoang bò lên cơ thể hoặc cắn người bệnh sẽ bị tổn thương da do tiếp xúc, nếu bệnh nhân ngứa gãi quệt dịch tiết của kiến ra vùng da lành, đặc biệt là các vùng nếp gấp tình trạng tổn thương sẽ lan rộng.

Do vậy, khi phát hiện kiến ba khoang, không nên dùng tay trần để bắt, giết mà cần xua đuổi kiến ba khoang ra khỏi da bằng cách thổi hoặc đặt một tờ giấy cho kiến bò lên, tách chúng ra khỏi cơ thể mình. Trường hợp bất đắc dĩ phải tiếp xúc với kiến ba khoang cần đeo găng tay hoặc dùng giấy mềm để lót.

Nếu lỡ tay đập hoặc chà xát kiến ba khoang trên da thì phải nhanh chóng rửa sạch nơi tiếp xúc bằng nước sạch hoặc nước muối S*nh l*. Tránh đưa tay đã tiếp xúc với kiến chạm vào các vùng da khác. Khi bắt đầu thấy rát ở một vùng da có thể rửa vùng đó bằng nước muối loãng hoặc xà phòng.

Dân trí dẫn lời bác sĩ Vũ Thị Phương Thảo cho biết, để tránh những nguy hiểm do kiến ba khoang gây ra, người dân khi đi làm việc trên đồng ruộng, nhất là vào mùa mưa, cần dùng phương tiện bảo hộ lao động như: quần áo dài tay, đội mũ nón, khẩu trang, đi ủng… Đề phòng côn trùng bay vào nhà bằng cách buông rèm cửa hoặc làm lưới ngăn côn trùng ở khu vực cửa, lỗ thông khí, nhất là nơi ở gần cây cối, cánh đồng. Chú ý khi làm việc dưới ánh đèn vì kiến ba khoang rất hay xuất hiện ở nơi có đèn sáng.

Nếu bị tổn thương nặng do kiến ba khoang gây ra, bệnh nhân nên đến ngay trung tâm y tế để được điều trị.

Minh Khôi (T/h)

Mạng Y Tế
Nguồn: Đời sống pháp luật (https://www.doisongphapluat.com/doi-song/suc-khoe-lam-dep/kien-ba-khoang-tan-cong-khien-hang-chuc-nguoi-vao-vien-kham-moi-ngay-a329397.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Hiện đang là thời điểm “vào mùa” kiến ba khoang, chúng liên tục tấn công nhiều khu dân cư, chung cư khiến người dân bất an.
  • Rửa vùng bị đốt bằng xà phòng và nước. Không nên cố kéo ngòi ra vì có thể khiến nọc độc giải phóng nhiều hơn. Nhập viện khi có biểu hiện khó thở, sưng môi hoặc họng, choáng, ngất...
  • Tôi đang bị ngứa ở mông và cả đùi, hai cánh tay và phần bàn chân bị nổi sần màu đỏ rồi chuyển màu tím, gây ngứa khó chịu.
  • Theo BS. Nguyễn Tiến Dũng, Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai, khi bị côn trùng đốt, nhất là với kiến ba khoang, cần nhanh chóng tiến hành xử lý vết đốt để tránh da bị tổn thương nặng.
  • Bộ Y tế khuyến cáo, nếu có sự hiện diện của kiến ba khoang trong khu vực, nên thay đèn huỳnh quang bằng đèn có ánh sáng màu vàng, vì kiến ba khoang rất thích ánh sáng đèn huỳnh quang.
  • Chị Nga thấy buồn buồn, ngứa ngứa phía sau gáy, quờ tay đập nhẹ thì chị giết được một con bọ. Chỉ có thế thôi mà đến chiều...
  • Cháu bị nứt lưỡi giống dạng viêm lưỡi bản đồ và xuất hiện nhiều lông nhú màu trắng, tuy không bị đau nhưng phát âm cảm thấy rất khó khăn.
  • Tháng 6/2015, tại bệnh viện TƯ Quân đội 108 đã hoàn thành kết quả nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu hiệu quả điều trị bệnh vẩy nến thông thường bằng kem Explaq kết hợp uống Methotrexate liều thấp (7,5mg/ tuần)
  • Trong các sản phẩm tẩy trắng da luôn có chất corticoid. Đây là loại dược phẩm chống viêm mạnh có tác dụng chống dị ứng, thường được dùng để bôi da trị mụn.
  • Da phồng rộp thành vệt hoặc đám, nổi mụn nước ở giữa, cảm giác rát bỏng, trẻ con có thể sốt nhẹ..., nếu nặng phải dùng Thu*c kháng histamin hoặc kháng sinh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY