Với số ca mắc tăng cao, phú quốc đang là địa phương có số ca mắc sxh đứng đầu tỉnh kiên giang. những tháng đầu năm, phú quốc chỉ ghi nhận vài trường hợp mắc sxh. tuy nhiên, kể từ cuối tháng 5, đầu tháng 7 số ca mắc sxh tăng theo cấp số nhân và có nguy có bùng phát thành dịch vì hiện nay thời tiết trên đảo mưa, nắng thất thường tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi vằn sinh sôi phát triển.
Đến nay, phú quốc có 324 ca mắc sxh, là địa phương có số ca mắc sxh đứng đầu tỉnh kiên giang.
Bác sĩ võ thành dũng, phó giám đốc trung tâm y tế tp. phú quốc cho biết: “do năm nay là năm của chu kỳ sxh deng, sau dịch covid-19, người dân từ các nơi đến đây làm ăn sinh sống, điều kiện sinh hoạt có nơi chưa đảm bảo, một bộ phận còn lơ là chủ quan, nếu không có biện pháp chủ động phòng chống dịch thì tình hình dịch sxh sẽ diễn biến rất phức tạp”
Nếu như những năm trước đây, số ca mắc SXH chủ yếu là ở trẻ em thì năm nay số ca mắc SXH ở người lớn chiếm hơn 70%. Mặc dù ngành y tế đã thường xuyên tuyên truyền, vận động, khuyến cáo đến bà con cách phòng chống bệnh. Nhưng ý thức của người dân còn hạn chế, sự chủ quan của các bậc phụ huynh, khi thấy con em mình có triệu chứng nóng, sốt, tự ý mua thuốc bên ngoài về điều trị hoặc đưa khám tại các phòng khám tư nhân, khi bệnh trở nặng mới đưa vào cơ sở y tế.
Anh Lê Văn Hiếu đang được các bác sĩ thăm khám, điều trị bệnh SXH
Anh lê văn hiếu ngụ phường an thới, tp. phú quốc là một trong những trường hợp như thế, anh hiếu cho biết: “do em chủ quan, bị sốt tự mua thuốc ngoài các hiệu thuốc uống 2 ngày bớt sốt, tưởng nhẹ nên không có đến bệnh viện khám.”
Chị cao thị mị ở xã gành hào, tp. phú quốc có con nhỏ cũng bị sxh, lúc đầu chị không đưa con đi bệnh viện khám, ở nhà cho uống thuốc hạ sốt tự mua, nhưng bé cứ sốt tới sốt lui, diễn biến ngày càng nặng hơn, lúc này, chị mị mới đưa con đến bệnh viện khám và điều trị. đến hôm nay, bé đã khỏe nhiều.
Chị Cao Thị Mị đang chăm sóc bé bị bệnh SXH tại Trung tâm Y tế TP Phú Quốc.
“không thể chủ quan với bệnh sxh, khi phát hiện có triệu chứng bệnh phải đưa đến cơ sở y tế hay bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời. nhà cửa nên vệ sinh thông thoáng, phải diệt muỗi và lăng quăng”, chị mị khuyến cáo.
Dịch bệnh SXH diễn biến hết sức phức tạp và khó lường. Bệnh có thể phòng và tránh nếu mỗi người dân ý thức hơn trong cuộc sống hằng ngày như: thường xuyên diệt muỗi và lăng quăng, thay nước chùi rửa lu, khạp hàng tuần, thu gom, hủy bỏ phế thải xung quanh nhà…. Có như vậy mới đẩy lùi dịch bệnh SXH ra khỏi cộng đồng.
Hòa Minh - Hoàng Dung
Link bài gốc Lấy link
Hòa Minh - Hoàng Dung