Gừng là một loại gia vị không còn xa lạ trong căn bếp, vì nó không chỉ được dùng để nấu ăn mà còn là một vị thuốc rẻ tiền chữa được nhiều bệnh nếu sử dụng đúng cách. Có nhiều cách để sử dụng gừng chẳng hạn như sắc nước uống, đun nước để ngâm chân hoặc xoa vào rốn.
Theo y học Trung Quốc, trên rốn có huyệt Thần Khuyết, được liên kết với 12 tĩnh mạch và 5 cơ quan nội tạng trong cơ thể. Vậy xoa gừng lên rốn sẽ mang lại những lợi ích gì?
1. Giúp giảm cân
Gừng có tính ấm, chứa nhiều gingerol, có tác dụng thúc đẩy phân hủy mỡ thừa hiệu quả, từ đó giúp giảm mỡ bụng nhanh chóng. Ngoài ra, gừng tươi còn chứa chất chống oxy hóa, giúp làm giảm cholesterol và triglyceride – các chất béo được chuyển hóa từ dầu mỡ động vật và thực vật. Trong khi đó, lượng cholesterol và triglyceride cao là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì.
2. Cải thiện hệ tiêu hóa
Khi bị trướng bụng, rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, bạn hãy dùng gừng băm nhuyễn xoa lên rốn. Cách làm này có thể thúc đẩy bài tiết dịch dạ dày và dịch tiêu hóa, tăng chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa, từ đó giúp cải thiện hệ tiêu hóa.
3. Điều trị viêm ruột
Gừng có tính ẩm, có tác dụng bài tiết khí lạnh nên bôi gừng lên rốn sẽ có tác dụng nhất định trong việc điều trị bệnh viêm ruột.
4. Điều trị tiêu chảy, táo bón
Trong trường hợp tiêu chảy do lạnh, bạn có thể dùng gừng đặt lên rốn để cải thiện tình trạng này. Nếu bị táo bón, bạn cũng có thể áp dụng cách này, bởi gừng giúp lưu thông máu ở vùng rốn, thúc đẩy nhu động ruột, từ đó giúp bài tiết chất thải trong cơ thể.
5. Chống say tàu xe
Trước khi lên xe khoảng 20 – 30 phút, bạn hãy cắt gừng thành lát mỏng rồi cố định lên rốn bằng bông băng sẽ có tác dụng chống say tàu xe hiệu quả. Phương pháp chống say tàu xe này có tác dụng rõ rệt nhất với người có lá lách và dạ dày yếu. Tuy nhiên, những người gặp rắc rối về vấn đề răng miệng như sưng nướu, hôi miệng,... nên thử bằng cách khác.
Một số tác dụng khác của gừng
- Ngâm chân bằng nước gừng giúp loại bỏ độ ẩm: Dư thừa đổ ẩm có thể gây ra nhiều bệnh như viêm xương khớp dạng thấp, đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, bệnh chàm, đột quỵ, tăng huyết áp,... Vì vậy, việc bài trừ độ ẩm dư thừa trong cơ thể là rất quan trọng. Trong khi đó, ngâm chân bằng nước gừng ấm có thể kích thích huyệt đạo ở bàn chân, thúc đẩy lưu thông máu, đẩy nhanh quá trình thoát ẩm.
- Chữa ho: Khi bị đau họng hoặc ho, bạn có thể cắt gừng thành từng miếng để ngậm hoặc uống nước gừng.
- Ngăn ngừa cảm lạnh: Một tách trà gừng kết hợp với quả chà là đỏ và đường nâu vào buổi sáng có thể giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh cảm lạnh hiệu quả.
Mặc dù gừng rất tốt nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng loại gia vị này. Những người bị nóng trong, huyết áp cao, say nắng, sốt cao, xuất huyết hay phụ nữ có thai nên hạn chế ăn gừng. Ngoài ra, bạn cũng không nên ăn gừng vào ban đêm vì nó có thể gây ảnh hưởng tới giấc ngủ.
Hà Phương
Theo Tạp chí Sống khỏe
Chủ đề liên quan: