Khoa học hôm nay

Kỳ lạ loài động vật trông như những con rồng thu nhỏ

Thằn lằn có mai dạng vảy (Ouroborus cataphractus) được coi là một trong những sinh vật độc đáo nhất trên Trái Đất nhưng chính điều đó khiến loài này bị đe dọa.

Thằn lằn mai vảy khi cuộn tròn.

Bài viết này sẽ cho thấy thằn lằn có mai vảy như con rồng thu nhỏ độc đáo thế nào và vì sao chúng bị đe dọa.

Với bề ngoài gai góc và khả năng phòng thủ độc đáo, thằn lằn mai vảy được coi là một trong những loài vật dễ thương nhất và là loài bò sát lập dị nhất.

Đúng như tên gọi của nó, loài thằn lằn này có lớp vỏ mai dạng vảy như vảy rồng, thành áo giáp bao bọc cơ thể. nó cuộn tròn lại khi nhận thấy bị đe dọa nguy hiểm. nhưng bộ giáp ấn tượng này chưa phải là đặc điểm hấp dẫn duy nhất của nó.

Nó sống ẩn náu trong các kẽ đá trên sa mạc nam phi để tránh thời tiết khắc nghiệt và động vật ăn thịt. chúng thích tắm nắng mặt trời ấm áp.

Thằn lằn màu vàng sống trên núi đá ở succulent karoo, nam phi. chúng trông có vẻ xù xì hung dữ, nhưng thực ra chúng hiền và bò chậm, chỉ ăn côn trùng và động vật không xương sống. nhất là chúng ăn con mối nên mối luôn tránh xa. như vậy, nó vô tình giúp cho con người chống mối mọt tàn phá đồ đạc.

Chúng có nhiều màu, từ màu nâu ngả sang nâu vàng nhạt. Con trưởng thành dài đến 10cm và con đực và cái đều sống lâu hơn 1 thập kỷ.

Chúng ta dễ dàng nhận ra thằn lằn lại này với vảy gai nhọn phủ kín thân thể. khi cảm thấy nguy hiểm, nó cuộn mình lạt thành vòng tròn thì miệng chạm vào đuôi hoặc nó bò trốn ngay. ở tư thể cuộn tròn, mai của nó như lớp vỏ tua tủa gai bảo vệ cả thân thể chống lại rắn, chim lớn và cầy.

Chúng sống thành bầy đàn rất lớn, lên đến 60 con. Hiếm khi thấy 1 con sống riêng lẻ. Đến mùa sinh sản, con đực bảo vệ lãnh thổ riêng và bạn tình rất ghê gớm, đuổi các con đực đồng loài. Mỗi năm, con cái chỉ sinh ra 1 – 2 con nhỏ, chứ không đẻ trứng.

Với vẻ đẹp lạ mắt và đặc tính hiền lành, dễ sống của thằn lằn mai vảy, không ít người muốn mua về nuôi và trưng bày trong nhà coi như thú cưng. nên chúng được bán công khai trong hàng bán thú cưng.

Trước nguy cơ chúng bị săn bắt biến thành hàng hóa, các cá thể giảm dần và mất đi môi trường sống tự nhiên, từ cuối thập niên 90, hiệp hội bảo tồn thiên nhiên (iucn) đã coi thằn lằn vảy nhọn là loài động vật dễ bị tổn thương.

Nam phi coi việc buôn bán và sở hữu thằn lằn vảy nhọn là hành vi bất hợp pháp, sẽ bị phạt tiền và tù giam. tuy thế, vẫn khó ngăn chặn được người ta muốn sở hữu chúng.

Theo Cẩm Mai/Báo Tổ quốc

Link bài gốc Lấy link

http://ttvn.toquoc.vn/doi-song/than-lan-co-mai-vay-loai-dong-vat-ky-la-nhu-nhung-con-rong-thu-nho-8202010392624302.htm

Theo Cẩm Mai/Báo Tổ quốc

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/ky-la-loai-dong-vat-trong-nhu-nhung-con-rong-thu-nho/20220310051740888)

Tin cùng nội dung

  • Nhu cầu tiêu thụ về sừng tê giác ở Việt Nam và Trung Quốc đang theo cấp số nhân. Nếu vấn đề này không được giảm thiểu một cách hiệu quả thì sẽ không có cách nào để bảo vệ loài tê giác khỏi sự săn bắt và giết chóc đang ở mức cực kỳ báo động. Sự tuyệt chủng là cái kết không thể tránh khỏi.
  • Dinh dưỡng của thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào dinh dưỡng của mẹ. Sự thiếu hụt dinh dưỡng thường dẫn đến chậm phát triển trong tử cung, đẻ con thấp cân (dưới 2.500g) và cũng là điều kiện thuận lợi gây nhiễm độc thai nghén dẫn đến thai ch*t lưu.
  • Nhiễm sán, nhiễm khuẩn, ung thư,... là một trong số những hệ quả của việc ăn nội tạng động vật bẩn.
  • Khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm tác động đến con người có nguồn gốc từ các loài hoang dã, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như HIV/AIDS, SARS...
  • Thoái hóa xương khớp nói chung cũng như thoái hóa cột sống (hay gặp là đốt sống lưng và đốt sống cổ) là bệnh thường gặp.
  • Mặc dù đã có rất nhiều lời cảnh báo từ các cơ quan chức năng cũng như các chuyên gia dinh dưỡng về hậu quả của việc sử dụng các thực phẩm nội tạng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Tôi có thói quen thích ăn lòng lợn nhưng vừa rồi đi xét nghiệm máu, kết quả cho thấy tôi bị mỡ máu cao (dù không bị béo lắm).
  • Sử dụng các tuyến nội tiết của động vật như trâu, bò, dê, chó, lợn... để chữa các chứng bệnh có liên quan đến các vấn đề rối loạn nội tiết của cơ thể con người là một liệu pháp khá độc đáo của y học cổ truyền. Các tuyến nội tiết được người xưa chú ý đến là tinh hoàn, tụy, giáp trạng, thượng thận..., trong đó tinh hoàn và tụy là thông dụng hơn cả.
  • Nếu bạn hoặc con của bạn bị động vật cắn, hãy làm theo những hướng dẫn sau: Đối với vết thương nhẹ, nông, bạn hãy rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY