Kinh tế xã hội hôm nay

Kỹ năng sống Giúp con kiểm soát cảm xúc sau buổi học căng thẳng

(MangYTe) - Sau một ngày học tập theo khuôn khổ tại trường, trẻ cần giải phóng năng lượng cảm xúc, tinh thần và thể chất ngay khi ngày học kết thúc là điều hết sức tự nhiên.

Có thể trong giờ học, con bạn được đánh giá là ngoan ngoãn nhưng sau giờ tan học chúng không còn kiểm soát được cảm xúc của mình nữa. và, theo các chuyên gia, đó là điều hoàn toàn bình thường, quan trọng là cha mẹ cần giúp trẻ vượt qua chuyện này.

 Phụ huynh nên tạo cho trẻ không gian giải trí để giảm bớt căng thẳng. Ảnh: Chiến Công

“Trẻ em trải nghiệm điều này theo nhiều cách khác nhau”, Stacy Haynes - Giám đốc điều hành và nhà tâm lý học tư vấn tại Little Hands Family Services cho biết, một số trẻ có biểu hiện giận dữ hoặc từ chối chỉ dẫn của cha mẹ trong khi những trẻ khác chỉ im lặng sau giờ học. Haynes giải thích rằng việc trẻ em giải phóng năng lượng cảm xúc, tinh thần và thể chất ngay khi ngày học kết thúc là điều tự nhiên. Bởi chúng đã phải thể hiện sự tự chủ trong khuôn khổ suốt một ngày học.

Rất may, nhà trị liệu tâm lý nancy brooks cho biết tình trạng không kiềm chế được cảm xúc sau giờ học là cực kỳ phổ biến ở trẻ em dưới 12 tuổi, và sẽ giảm bớt khi trẻ phát triển khả năng phục hồi cảm xúc nhiều hơn.

Các triệu chứng của sự mất kiềm chế cảm xúc sau giờ học có thể đã quen thuộc với các bậc cha mẹ có con nhỏ: “khi chúng đi học về, chúng sẽ thụt lùi về cảm xúc,” brooks nói. “chúng sẽ hành động trẻ con hơn so với tuổi của chúng, than vãn, khóc lóc, ném đồ hay cáu giận, hành động bất cần, ủ rũ và nói chung là có tâm trạng bất ổn”. phụ huynh có thể giúp gì cho trẻ?

Vào cuối giờ học, hầu hết phụ huynh chúng ta đều háo hức hỏi thăm tất cả về ngày học. Nhưng điều này có thể khiến trẻ cáu giận, Haynes nói. Cô giải thích: “Hãy cho trẻ thời gian để ăn nhẹ và thư giãn đầu óc. Cho trẻ tham gia các hoạt động thể chất ngay sau giờ học. Thể thao, yoga hoặc đi bộ là những hoạt động giải trí tuyệt vời giúp cân bằng tinh thần và thể chất”.

Cha mẹ nên biết chúng ta hành động như thế nào khi về nhà, nếu chúng ta cáu kỉnh ngay khi bước vào nhà, con cái chúng ta có thể sẽ học theo. Haynes cho biết: “Tôi thường đi xe ô tô về nhà để giải tỏa tâm lý trong ngày và vui vẻ khi bước qua cửa''. Và hãy tham gia một hoạt động thể thao nào đó cùng con trước khi bắt chúng làm bài tập về nhà.

Sự mất kiểm soát cảm xúc ở trẻ có thể diễn ra khoảng 2 - 3 tháng đầu năm học, nếu được cha mẹ giúp đỡ trẻ sẽ sớm vượt qua chuyện này. trong trường hợp, tình trạng mất kiểm soát cảm xúc ở trẻ kéo dài, cha mẹ nên nhờ sự can thiệp của bác sĩ tâm lý.

Mạng Y Tế
Nguồn: Kinh tế đô thị (http://kinhtedothi.vn/ky-nang-song-giup-con-kiem-soat-cam-xuc-sau-buoi-hoc-cang-thang-395901.html)

Tin cùng nội dung

  • Ở tuổi trung niên, nhiều yếu tố chi phối sức khỏe: áp lực công việc và gia đình... khiến đời sống chăn gối của chị em cứ lụi dần...
  • Theo dõi đường máu trong vòng 24 giờ ở 60 bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) týp 2, người ta nhận thấy có đến 38% trường hợp có đường máu sau ăn vượt quá giá trị bên dưới đường cong glucose (AUC) so với người bình thường.
  • Đứng ven hồ Ngọc Khánh chờ đón con đi học về. Gió cào trên mặt hồ gợn sóng, lá cây bay nhảy xào xạc, nắng nhuộm vàng những thảm cỏ... Mùa thu đến rồi!
  • Đọc lá thư, ban biên tập cũng cảm thấy xúc động trước những nét chữ run rẩy, nhiều câu từ còn ngô nghê của một người dân tộc đã có tuổi. Ông đã nhiều lần nhắc tới hai từ “cảm ơn” các bác sĩ, cảm ơn “bác sĩ Bộ Trưởng”.
  • Ăn nhiều rau, quả việt quất, ca cao, ngủ đủ giấc, bỏ Thu*c lá... sẽ giúp phòng ngừa và kiểm soát bệnh cao huyết áp.
  • Không sử dụng các Thu*c nhuận tràng để điều trị táo bón. Việc sử dụng các Thu*c này có thể gây suy yếu ruột và khiến cơ thể phụ thuộc vào Thu*c
  • Mỗi kỹ năng sống giống như một cái cây: phải gieo hạt mới có, phải vun tưới mới nảy mầm, phải chăm sóc đúng mới xanh tươi. Khi huấn luyện cho con được kỹ năng nào đó, là mới chỉ xong phần “gieo hạt”.
  • Bệnh tiểu đường là một bệnh nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Đó là lý do bệnh nhân cần được châm sóc từ nhiều bác sĩ.
  • Rối loạn lưỡng cực, còn được biết đến với tên gọi rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng-trầm cảm, là một rối loạn của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về cảm xúc, sinh lực, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật
  • Cơ thể phản ứng tùy theo cảm xúc và suy nghĩ của bạn. Hiện tượng này thường được gọi là sự liên kết giữa thể chất và tinh thần.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY