Kỹ thuật điều dưỡng cơ bản hôm nay

Kỹ thuật mặc và cởi áo choàng vô khuẩn: chăm sóc, duy trì và cải thiện điều kiện sống

Người phụ khi mặc áo không tiếp xúc tay với mặt ngoài của áo và tay của người mặc. Áo bị coi là nhiễm khuẩn khi bị chạm vào người phụ giúp.

Nhận định chung

Vết mổ có thể bị nhiễm khuẩn là do các vi sinh vật có nguồn gôc nội sinh, tức là chính từ hệ vi khuẩn của người bệnh. Các yếu tố khác như tuổi, loại vết mổ, kỹ thuật mổ, thời gian phẫu thuật, kích cỡ vết mổ, tình trạng dinh dưỡng cùa người bệnh và các bệnh lý đi kèm là các yếu tố nguy cơ dẫn đến nhiễm khuẩn. Các nhiễm khuẩn nguồn gốc ngoại sinh được kiểm soát bằng tuân thủ các quy trình thực hành thích hợp như rửa tay trưóc khi mổ, sử dụng khẩu trang phẫu thuật, mang găng tay vô khuẩn, mang mũ và áo choàng...

Lý thuyết liên quan

Mặc áo choàng vô khuẩn nhằm mục đích ngăn ngừa vi khuẩn từ nhân viên y tế lây lan vào vùng phẫu thuật và ngược lại trong các trường hợp phẫu thuật hoặc làm thủ thuật.

Áo choàng có thể vô khuẩn có thể được đóng gói riêng từng chiếc hoặc được đóng trong hộp hấp gồm nhiều cái. Để đảm bảo áo được vô khuẩn thì khi chuẩn bị áo choàng được gấp sao cho nếp theo hình đèn xếp hoặc cuộn tròn để hơi tiệt khuẩn dễ dàng xuyên qua các lớp của áo. Có hai loại áo choàng: loại có khẩu trang và không có khẩu trang.

Khi chuẩn bị áo cho tiệt trùng phải chú ý:

Khẩu trang được lật ở mặt phải của áo.

Gập mặt phải áo vào trong, mặt trái áo ra ngoài.

Hai mép cổ áo ở ngoài cùng để việc mặc áo được thuận lợi và đảm bảo vô khuẩn.

Cần phải có bàn để mở gói áo trong trường hợp áo được gói riêng từng cái.

Mặc ngay áo choàng vô khuẩn sau khi rửa tay ngoại khoa, trước khi mang găng.

Sau thủ thuật, cởi áo choàng trước khi tháo găng.

Khi mặc áo choàng phái chú ý những điểm sau:

Tay (chua đi găng) không được động vào mặt ngoài của áo.

Áo không chạm vào người hoặc bất kỳ vật gì xung quanh.

Cần có người phụ để giúp mặc áo. Người phụ khi mặc áo không tiếp xúc tay với mặt ngoài của áo và tay của người mặc. Áo bị coi là nhiễm khuẩn khi bị chạm vào người phụ giúp.

Khi cởi áo cần chú ý những điểm sau:

Yêu cầu người phụ tháo dây cố định áo ở sau lưng (dây khẩu trang, dây cổ áo và dây thắt lưng).

Tháo từng bên tay áo một và đảm bảo mặt trái của tay áo lộn ra ngoài, mặt phải áo được cuộn gọn vào trong tránh không chạm vào tay và quần áo của người mặc áo đế hạn chế nhiễm bẩn cho người mặc áo và lan truyền rộng ra môi trường.

Quy trình kỹ thuật mặc áo choàng vô khuẩn

Chuẩn bị phương tiện

Ảo choàng trong gói hoặc hộp áo võ khuẩn.

Chuẩn bị điều dưỡng

Đội mũ, mang khẩu trang, ủng, rửa tay ngoai khoa.

Lấy áo vô khuẩn

Yêu cầu người phụ lấy áo từ hộp hoậc lấy gói áo ra khỏi bao và mở gói áo trên bàn.

Mở áo

Một tay cầm áo, giữ hai mép cổ áo rồi hơi cúi người, thả nhẹ áo. Ngón trỏ và ngón cái của hai tay cầm mép cổ áo mỗi bên, mở rộng áo sao cho mặt trái của áo hướng vào trong người.

Mặc áo

Có thể hất nhẹ áo, lồng hai tay người mặc áo vào hai tay áo.

Hoậc ngón cái và ngón trỏ tay phải cầm vào mép trong cổ áo bên đối diện, tay trái lổng vào tay áo. Làm tương tự như vậy với tay áo còn lai. Yêu cầu người phụ kéo chỉnh tay áo.

Đeo khẩu trang

Cúi nhẹ đầu, hai tay đón dây khẩu trang rồi điểu chỉnh cho dây khẩu trang ở trên sống mũi, cầm sát ở hai đẩu dây khẩu trang đưa sang ngang cho người phụ đón.

Cố định áo

Người phụ buộc các dây sau lưng để giữ áo. Nếu áo có thắt lưng thì người phẫu thuật hơi cúi xuống cầm dây đưa sang ngay cho người phụ.

Quy trình kỹ thuật tháo áo choàng vô khuẩn

Tháo cố định

Người phụ tháo dây buộc khẩu trang, cổ áo, dây thắt lưng.

Cởi áo

Tay phải cầm vào mặt phải vai áo bên trái kéo áo ra khỏi tay sao cho mật phải của tay áo lộn vào trong. Tay trái cầm vào mặt phải của vai áo bên phải kéo áo ra khỏi tay áo.

Gấp áo

Cuộn gọn áo sao cho mặt trong của áo ra ngoái.

Mặt phải của áo bị nhiễm bẩn được cuộn vào trong.

Đưa tay xa không để áo chạm vào người.

Bỏ áo

Bỏ áo vào thùng quy định.

Tháo găng

Tháo gàng bỏ găng vào nơi quy định.

Rửa tay

Rửa tay thường quy.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/kythuatdieuduong/ky-thuat-mac-va-coi-ao-choang-vo-khuan/)

Tin cùng nội dung

  • Sáng 22/3 Hội thao kỹ thuật sáng tạo tuổi trẻ ngành Y tế khu vực Hà Nội lần thứ XXVI được khai mạc nhân dịp kỷ niệm 84 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
  • Sáng ngày 22/3, Bệnh viện Thống Nhất TP.HCM đã tổ chức Lễ Tổng kết giai đoạn I dự án xây dựng, cải tạo, mở rộng, nâng cấp Bệnh viện và Khánh thành khu điều trị kỹ thuật cao.
  • Gõ cửa các nơi chữa vô sinh từ năm 2007, cuối cùng vợ chồng Nicola và Andrew Stone ở thành phố Derby, Anh, toại nguyện nhờ kỹ thuật keo gắn phôi (EmbryoGlue).
  • Sau sáu phút từ khi máu ngừng lưu thông, não sẽ ch*t, bệnh nhân Tu vong trong vòng 8-10 phút và mọi can thiệp sau đó dù là của êkip chuyên nghiệp cũng bó tay.
  • Điện cơ (Electromyography - EMG) là một kỹ thuật chẩn đoán để xác định sức mạnh của cơ và các tế bào thần kinh điều khiển chúng (các tế bào thần kinh vận động - motor neurons).
  • Nhũ ảnh là hình ảnh X quang tuyến vú được sử dụng để tầm soát ung thư vú. Nhũ ảnh đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện sớm ung thư vú và giúp làm giảm tỉ lệ Tu vong do ung thư vú.
  • Chụp X quang là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh rất phổ biến để khảo sát xương và một số mô khác.
  • Siêu âm là một kỹ thuật không gây đau sử dụng sóng âm để tạo ra hình ảnh của các cơ quan và các cấu trúc bên trong cơ thể.
  • Xạ hình xương sử dụng các hạt nhân phóng xạ để tạo nên hình ảnh của xương. Hạt nhân phóng xạ là các chất hóa học phát ra tia xạ, các tia xạ này được phát hiện bởi máy quét.
  • Siêu âm tim là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh dùng sóng siêu âm để khảo sát cấu trúc, hình thái và chức năng của tim.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY