Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa dạ yến thảo

Kỹ thuật trồng cây dạ yến thảo khá đơn giản vì chúng khá dễ sống, nhưng nếu chú ý chăm sóc, chúng có thể ra hoa quanh năm, tô điểm cho góc vườn hoặc căn nhà thêm rực rỡ.

Kỹ thuật trồng cây, hoa cảnh đòi hỏi sự kiên nhẫn, tỉ mỉ. bất kể loại cây hay hoa nào, chỉ cần để ý một chút đến kỹ thuật đều có thể cho ra những sản phẩm đẹp, có tính thẩm mỹ và bền lâu.

Hoa dạ yên thảo có tên khác: yên thảo hoa, hoa dạ yến thảo, hoa dã yến thảo. màu sắc đa dạng gồm trắng, hồng, đỏ… cây dạ yên thảo là loại cây thân thảo thuộc họ cà, đường kính hoa dạ yến thảo: 5 cm, chiều cao thân: 30 – 50 cm. thời kỳ nở hoa dạ yên thảo từ tháng 5 – 10. dáng hoa phong phú, đa dạng. cây hoa dạ yên thảo là loại cây chịu nhiệt, lạnh, rất dễ sống, nếu chăm sóc đầy đủ cây có thể ra hoa quanh năm, hết đợt này đến đợt khác.

Nếu áp dụng đúng kỹ thuật trồng cây dạ yến thảo có thể ra hoa cả năm


Nếu áp dụng đúng kỹ thuật trồng cây dạ yến thảo có thể ra hoa cả năm. Ảnh minh họa

Phân loại

Dạ Yến Thảo được chia thành 2 kiểu cây:-Dã Yên Thảo kép: cây thân leo, hoa lớn với nhiều cánh (grandiflora), đường kính của hoa có thể lên tới 13 cm.-Dã Yên Thảo đơn: cây bụi, có rất nhiều hoa nhưng hoa chỉ có một lớp cánh (mulitflora), đường kính của hoa khoảng 5 – 7.5 cm, dễ trồng và ít bị ảnh hưởng bởi sâu bọ.


Hoa Dạ Yên Thảo gốc có hình phễu, nhưng các loại Dạ Yến Thảo lai tạo có hình dáng đa dạng và phong phú hơn nhiều. Cánh có thể đơn lớp hoặc đa lớp, dạng gợn sóng. Hoa có thể có sọc, đốm hoặc viền quanh cánh với nhiều màu sắc khác nhau như đỏ tía, màu hoa cà, màu oải hương, hồng, đỏ, trắng, vàng. Khi chạm vào lá và cuống hoa thấy hơi dính và có mùi thơm rất khác biệt.

Có thể áp dụng cùng một kỹ thuật trồng cây cho các loài dạ yến thảo


Có thể áp dụng cùng một kỹ thuật trồng cây cho các loài dạ yến thảo. Ảnh minh họa

Người ta thường trồng Dã Yên Thảo làm viền quanh cho khu vườn hoặc trồng thành từng luống. Loại Dã Yên Thảo cánh kép có thể trồng trong các chậu để trang trí, chậu hoa treo trong nhà, trong vườn vì là thân leo, sẽ rủ xuống rất đẹp.

Đặc điểm sinh trưởng

Dã Yên Thảo là cây thân cỏ, thường được trồng trong chậu để trang trí cho các khu vườn và là cây hàng năm.Dã Yên Thảo là cây ưa sáng. Tưới nước thường xuyên và vừa phải, không nhiều quá nhưng cũng không để đất khô quá. Dã Yên Thảo có hoa liên tục, hết đợt này đến đợt khác, dễ tìm các loại giống, dễ trồng và dễ chăm sóc.

Trồng cây

Gieo hạt: thường vào mùa hè tháng 5, 6

Giắc đều hạt lên chậu, ban công chỗ trồng hoa sau đó phủ một lớp đất mỏng lên.

Phun nước nhẹ nhàng khắp chỗ trồng hoa, tránh để trôi hạt hoặc hở hạt lên mặt đất. Để ở chỗ mát tránh ánh nước mặt trời.

Giữ ẩm cho cây, khoảng 4-7 ngày hạt sẽ nảy mầm chú ý, kiến hay sên ăn hạt hoặc ăn cây nảy mầm.

Thành cây

Giữ ẩm cho cây, nếu cây mau quá có thể cho sang chậu cho cây phát triển dễ dàng.

Tránh đặt chậu cây nơi gió lớn, cây hoa dễ bị tổn thương.

Khi cây quá già cắt bớt thân ngọn, giữ gìn các phần thân (Thực hiện vào ngày mát) có thể thay đất hoặc chậu to hơn (vào mùa xuân), bổ xung dinh dưỡng cây sẽ bật mầm lộc dày và trong thời gian ngắn lại tiếp tục cho Hoa nhiều vì cây được trẻ hóa, lưu ý đây là loài cây ưa ẩm, háu ăn nhưng chúng ta phải trồng bằng những giá thể thật xốp thoáng giàu chất hữu cơ.

Tuy không yêu cầu kỹ thuật trồng cây quá phức tạp nhưng dạ yến thảo cần được chăm sóc cẩn thận

Tuy không yêu cầu kỹ thuật trồng cây quá phức tạp nhưng dạ yến thảo cần được chăm sóc cẩn thận. Ảnh minh họa

Chăm sóc

Bón phân vi sinh định kỳ 2 tuần một lần

Tưới nước giữ ẩm vào buổi sáng cho tới chiều suốt thời kỳ từ hạt hoa cho tới ra hoa

Thường ngắt ngọn khi cây còn nhỏ và để cây gia tăng số lượng mầm.

Không trồng trong chậu quá nhỏ, đất thịt, đất mịn(Cây sẽ không khỏe,không bền).

Dạ yến thảo là cây ưa sáng. tưới nước thường xuyên và vừa phải, không nhiều quá nhưng cũng không để đất khô quá. dã yên thảo có hoa liên tục, hết đợt này đến đợt khác, dễ tìm các loại giống, dễ trồng và dễ chăm sóc. loài hoa này cực kỳ dễ trồng nhưng nếu lơ là không chăm sóc cũng rất dễ lụi tàn

Chú ý: Buổi sáng tưới hoa và vệ sinh cho cây vì những lá khô héo rất dễ cho cây nhiễm sâu bệnh. Không nên để hoa tại thời tiết quá nắng hoặc mưa to. Bên cạnh đó, dạ yến thảo nhạy cảm với nhiệt độ, cây dễ bị nẫu bộ rễ khi nhiệt độ lên 35 độ.Cây sẽ bị ch*t ngay do mất nước, khi tưới thiếu nước cây biểu hiện héo rũ, bổ sung nước lại cũng sẽ rất khó phục hồi do lá mỏng, hoa nhiều, thân rỗng

Nếu khéo chăm sóc và chú ý sẽ được những chậu hoa dạ yến thảo đẹp và bền lâu.

Theo Anh Toàn/VietQ

Link bài gốc Lấy link

http://vietq.vn/ky-thuat-trong-cay-va-cham-soc-hoa-da-yen-thao-d49917.html

Theo Anh Toàn/VietQ

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/ky-thuat-trong-va-cham-soc-hoa-da-yen-thao/20201211081504847)

Tin cùng nội dung

  • Nhũ ảnh là hình ảnh X quang tuyến vú được sử dụng để tầm soát ung thư vú. Nhũ ảnh đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện sớm ung thư vú và giúp làm giảm tỉ lệ Tu vong do ung thư vú.
  • Chụp X quang là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh rất phổ biến để khảo sát xương và một số mô khác.
  • Siêu âm là một kỹ thuật không gây đau sử dụng sóng âm để tạo ra hình ảnh của các cơ quan và các cấu trúc bên trong cơ thể.
  • Xạ hình xương sử dụng các hạt nhân phóng xạ để tạo nên hình ảnh của xương. Hạt nhân phóng xạ là các chất hóa học phát ra tia xạ, các tia xạ này được phát hiện bởi máy quét.
  • Siêu âm tim là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh dùng sóng siêu âm để khảo sát cấu trúc, hình thái và chức năng của tim.
  • Các liệu pháp dinh dưỡng giúp bệnh nhân ung thư cải thiện, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng khả năng hồi phục bệnh.
  • Việc ăn uống bằng miệng luôn là tốt nhất nếu có thể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng qua đường miệng vì các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Một số loại Thu*c giúp tăng cảm giác thèm ăn có thể được sử dụng.
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY