Kinh tế xã hội hôm nay

Kỳ tích của “chiến sĩ áo trắng” 2 lần giành lại sự sống cho sản phụ

(MangYTe) Các chuyên gia đầu ngành Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) ngay trong những ngày phải cách ly y tế đã lập kỳ tích khi cứu bệnh nhân Ngừng tim 2 lần, lần lâu nhất là 120 phút nhưng khi thoát khỏi tử thần.

Bnews Các chuyên gia đầu ngành Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) ngay trong những ngày phải cách ly y tế đã lập kỳ tích khi cứu bệnh nhân Ngừng tim 2 lần, lần lâu nhất là 120 phút nhưng khi thoát khỏi tử thần.

Bác sỹ Bạch Mai đang chăm sóc cho bệnh nhân tên T. Ảnh: Facebook bác sỹ Nguyenducvinh

Ngừng tim 2 lần, lần lâu nhất là 120 phút nhưng khi thoát khỏi tử thần, người mẹ trẻ tên T vẫn nhớ mình có 3 con, vẫn biết cháu bé sơ sinh đã được về nhà, nhớ mình bị ngất từ trước khi sinh...

Điều đó chứng tỏ não bộ của bệnh nhân không bị thương tổn. Đây là một trong những kỳ tích của nền y học Việt Nam và kỳ tích này được lập nên nhờ sự nỗ lực, tập trung trí tuệ tập thể của các chuyên gia đầu ngành tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) ngay trong những ngày phải cách ly y tế, ngăn ngừa dịch COVID-19 lây lan ra cộng đồng.
Sự hồi sinh đầy kỳ tích của sản phụ T và nhiều bệnh nhân khác cũng khẳng định rằng quyết định của Bộ Y tế là chính xác khi giao cho Bệnh viện Bạch Mai dù bị phong tỏa, cách ly vẫn tiếp nhận bệnh nhân rất nặng từ các tuyến chuyển về.

Dù trong hoàn cảnh khó khăn, Bệnh viện Bạch Mai vẫn luôn khẳng định vị trí không thể thiếu trong hệ thống y tế Việt Nam.
Theo thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai: Trưa 3/4/2020,  Khoa Cấp cứu A9 nhận được yêu cầu hỗ trợ của Bệnh viện đa khoa Hà Đông về sản phụ 30 tuổi, sinh con thứ 3 được chẩn đoán: Sốc mất máu, rối loạn đông máu nặng, suy tạng sau mổ cắt tử cung do rau bong non, chưa loại trừ tắc mạch ối.

Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai đã nhanh chóng hội chẩn trực tuyến và đồng ý tiếp nhận người bệnh, hướng dẫn vận chuyển an toàn, chuẩn bị tiếp nhận bệnh nhân nặng tại Bệnh viện Bạch Mai theo quy trình.
Bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng ngừng tuần hoàn. Dây chuyền cấp cứu ngừng tuần hoàn được khởi động.

Kíp cấp cứu nhanh chóng ép tim ngay trên cáng, hỗ trợ hô hấp, khẩn cấp đưa bệnh nhân vào khu can thiệp cao trong Khoa Cấp cứu. Sau 15 phút, bệnh nhân đã tái lập tuần hoàn và được điều trị tại khu vực cách ly đặc biệt của Khoa Cấp cứu.

Nhưng các dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân ở mức vô cùng thấp: Sốc nặng, huyết áp kiểm soát khó khăn với các Thu*c vận mạch liều cao, ống dẫn lưu ổ bụng ra máu đỏ, rối loạn đông máu...

Bệnh nhân được thực hiện các kĩ thuật hồi sức chuyên sâu, một khối lượng hồng cầu lớn cùng các chế phẩm máu khác (khối tiểu cầu, plasma tươi đông lạnh, cryo) được truyền cho người bệnh.
Tiến sỹ Dương Đức Hùng, Phó Giám đốc Bệnh viện đã chủ trì cuộc hội chẩn liên khoa, quy tụ các chuyên gia đầu ngành của các lĩnh vực để tìm phương án tối ưu bởi đây là một trường hợp sốc nặng, nguy cơ Tu vong cao.
Các kịch bản, phương án điều trị tích cực nhất cho bệnh nhân, kể cả ECMO – tuần hoàn ngoài cơ thể cũng được sẵn sàng sử dụng; tập trung mọi nguồn lực cao nhất để hồi sức chuyên sâu…Sản phụ T được các bác sĩ theo dõi sát sao, đưa ra các phác đồ điều trị linh hoạt, bám sát thực tiễn diễn biến của bệnh.
Đến 16h20 ngày 3/4/2020, bệnh nhân T ngừng tuần hoàn lần 2. Kíp cấp cứu tiếp tục thực hiện ép tim liên trục trong 15 phút, 30 phút, 45 phút rồi 60 phút  nhưng trái tim của sản phụ T vẫn không có nhịp.

Với quyết tâm “còn nước còn tát”, các biện pháp hồi sức tích cực vẫn được tiến hành dưới sự chỉ đạo của Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Văn Chi, Trưởng khoa Cấp cứu.

Sau hơn 120 phút ép tim liên tục, bằng sự kiên trì và quyết tâm của kíp cấp cứu A9, sản phụ T tái lập tuần hoàn trở lại. Tuy nhiên, các chỉ số sinh tồn của bệnh nhân vẫn rất bấp bênh, nguy cơ Tu vong rất cao...
Mọi nguồn lực được tập trung, đội ngũ chuyên môn kĩ thuật được huy động ở mức độ cao nhất. Các máy móc hiện đại nhất cũng được sử dụng để theo dõi, điều trị cho người bệnh...

Sau 24 giờ điều trị tích cực, tình trạng huyết động của bệnh nhân dần  ổn định, nhưng  vẫn cần sự hỗ trợ của máy thở, tiếp tục truyền 4,8 l máu (6 đơn vị khối hồng cầu và các chế phẩm máu khác).
Sau 48 giờ điều trị, tình trạng bệnh nhân có xu hướng cải thiện dần nhưng tình trạng mất máu vẫn tiếp diễn, sonde dạ dày bệnh nhân ra máu đỏ tươi. Bệnh nhân lập tức được nội soi dạ dày cầm máu cấp cứu.

Sau 72 giờ, huyết động bệnh nhân đã ổn định hơn, huyết áp 110/70 mmHg, không còn toan chuyển hoá...

Bệnh nhân được ngừng an thần, đánh giá ý thức. Điều đáng mừng là sau thời gian dài ngừng tim nhưng các dấu hiệu về tri giác của bệnh nhân có biểu hiện phục hồi.
Tới chiều 7/4/2020, sau khi đã ngừng tất cả các Thu*c an thần, sản phụ T đã hoàn toàn tỉnh táo, không cần đến các máy hỗ trợ hô hấp và một số thiết bị chuyên sâu hỗ trợ tuần hoàn.

Lúc này anh Hoàng Văn Toàn, chồng bệnh nhân vào gặp vợ sau 5 ngày thập tử nhất sinh, hai lần chạm lưỡi hái tử thần.

Khoảnh khắc gặp nhau, hai vợ chồng chỉ biết cầm tay nhau khóc. Đến ngày 9/4/2020, bệnh nhân tỉnh táo, tiếp xúc tốt, ý thức và vận động hồi phục hoàn toàn…
Anh Hoàng Văn Toàn chia sẻ:  Các bác sĩ Bệnh viện Hà Đông đã giải thích là vợ anh nguy kịch, phải chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai. 

Anh đã đồng ý ngay vì anh biết đến Bệnh viện Bạch Mai là vợ anh có cơ hội sống. Đêm 5/4, bác sĩ trưởng khoa gọi anh thông báo tình trạng vô cùng nguy kịch của vợ, gia đình phải chuẩn bị tinh thần cho tình huống xấu nhất…
Đến bây giờ, vợ anh đã hồi sinh sau thời gian thập tử nhất sinh, anh và gia đình đều hết sức mừng vui.

Từ tận đáy lòng, anh Toàn và gia đình chân thành cảm ơn các bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý của Khoa Cấp cứu A9 đã giúp vợ chồng anh được đoàn tụ, gia đình vẫn đầy đủ các thành viên, các con anh vẫn còn có mẹ chăm lo trong cuộc sống…/.

Mạng Y Tế
Nguồn: BNews (https://bnews.vn/ky-tich-cua-chien-si-ao-trang-2-lan-gianh-lai-su-song-cho-san-phu/153441.html)

Tin cùng nội dung

  • Nhiễm khuẩn sản phụ khoa có thể dẫn tới tình trạng thai ch*t trong tử cung, sẩy thai, viêm niêm mạc tử cung, viêm phần phụ….Có nhiều phụ nữ khi mang thai đã bị nhiễm khuẩn mà không hề biết. Vi khuẩn xâm nhập vào *m đ*o rồi vào cổ tử cung và tấn công thai nhi ngay trong bụng mẹ.
  • Đau đầu sau đẻ hay còn gọi là sản hậu đầu thống - là biểu hiện ở phụ nữ sau khi sinh đau đầu kèm theo cắn nhức hai thái dương, nặng đầu, choáng váng, cơ thể hư nhược hoặc người bệnh vốn có chứng bệnh đầu thống sau đẻ lại càng đau tăng.
  • Đối với sản phụ sau sinh nếu không vấn đề gì thông thường ngày hôm sau sản phụ và bé sẽ được về nhà trường hợp sinh mổ sẽ lâu hơn. Tuy nhiên, khi về nhà sản phụ có thân nhiệt từ 38 độ C trở lên thì cần tái khám, nếu để lâu có thể gặp nguy hiểm.
  • Vào lúc 14h30 ngày 31/01/2013, trên website www.tuvansuckhoe24h.com.vn sẽ diễn ra buổi tư vấn trực tuyến chủ đề:“Cập nhật phương pháp điều trị đau bụng kinh bằng thảo dược”...
  • Bí tiểu ở sản phụ sau sinh là một trong những biến chứng thường gặp, có khoảng 15% các bà mẹ sau sinh rơi vào tình trạng bí tiểu.
  • Sản phụ sau khi sinh khoảng 2 - 5 ngày hầu như ai cũng có cảm giác căng ngực. Lúc này, tình trạng phù nề mô tuyến sữa gây ra cảm giác nặng ngực, đau nhẹ hay nóng, đi kèm với cảm giác căng ngực.
  • Theo số liệu thống kê của Liên Hợp Quốc, hàng năm trên thế giới có khoảng 500.000 phụ nữ bị Tu vong liên quan đến việc mang thai, sinh con; trên 60 triệu sản phụ gặp phải các biến chứng nguy hiểm, 30% trong số này bị tổn thương suốt đời.
  • Đang làm nhiệm vụ, anh Thành phát hiện một bọc tiền bị rơi tại khoa khám bệnh bệnh viện Bạch Mai và đã tìm chủ nhân của số tiền trên để trả lại.
  • Một ca bệnh sa dây rau bất ngờ trong quá trình chuyển dạ chuẩn bị sinh đã được các y bác sĩ khoa Nhi, BV Bạch Mai cứu sống cả mẹ lẫn con, khiến gia đình bệnh nhân vô cùng cảm kích...
  • Theo y học cổ truyền, rau mùi có vị cay, tính ấm. Lá rau mùi có tác dụng kích thích tiêu hóa và làm Thu*c bổ, chống đầy hơi, làm mạnh dạ dày, làm gia tăng sự bài tiết nước tiểu và làm hạ sốt.Rau mùi tươi được dùng để làm gia vị quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Là loại rau dùng để nêm và trang trí trên các món ăn cho đẹp vì màu xanh tươi và mùi thơm của lá, bên cạnh đó rau mùi còn là một vị Thu*c.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY