Tin y tế hôm nay

Tin y tế

(KỲ TÍCH) Sản phụ bị vỡ tử cung vẫn sinh con khoẻ mạnh

(MangYTe)- Các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội vừa can thiệp thành công trường hợp thai phụ vỡ tử cung ở tuần thai thứ 25, tuy nhiên, thai nhi vẫn tiếp tục được nuôi trong bụng mẹ thêm 5 tuần trước khi chào đời, còn tử cung của người mẹ vẫn được bảo toàn. Đây là ca bệnh chưa được ghi nhận trong y văn thế giới.

Trường hợp đặc biệt này là sản phụ T.T.V.A. (21 tuổi, ở Phú Thọ), Sản phụ sinh con lần đầu, tuy mẹ vỡ tử cung nhưng con vẫn chào đời khoẻ mạnh.

PGS.TS Nguyễn Duy Ánh - Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết, đây là ca hy hữu trên thế giới, giới chuyên môn chúng tôi chưa thấy, sản phụ bị vỡ tử cung nhưng vẫn cứu được cả thai và mẹ, đặc biệt tử cung của người mẹ vẫn được bảo tồn.

  Em bé trong tử cung mẹ nặng 600gr đến chào đời khoẻ mạnh nặng 1,5kg.

Theo lời kể của sản phụ V.A., khi mang thai ở tuần thứ 25, cô có dấu hiệu đau bụng dữ dội, vỡ ối, khi đó bào thai mới chỉ có 600g. Thai phụ đã đi khám tại một số cơ sở y tế và được chẩn đoán bào thai bất thường, có chỉ định đình chỉ thai.

Tuy nhiên, gia đình vẫn tiếp tục đi thăm khám tại một số cơ sở y tế khác với hy vọng giữ được thai. Khi đến một bệnh viện tư nhân ở Hà Nội nơi này được phép thực hiện truyền ối nuôi thai, nhưng bệnh viện từ chối và khuyên sản phụ nên đình chỉ thai vì nghi thai có bất thường.

Thêm một lần nữa, gia đình thai phụ tiếp tục tìm kiếm hy vọng. Sau đó, biết thông tin Bệnh viện Phụ sản Hà Nội có kỹ thuật can thiệp bào thai từ trong bụng mẹ nên gia đình đã tìm đến bệnh viện. “Sự tin tưởng của gia đình thai phụ vào bệnh viện đã cho thầy Thu*c chúng tôi thêm động lực, đưa ra quyết định đến thời điểm này là phù hợp và đúng đắn” - PGS.TS Nguyễn Duy Ánh nói.

 PGS.TS Nguyễn Duy Ánh chia sẻ về ca bệnh hy hữu thai vụ vỡ tử cung được cứu sống tại bệnh viện.

Theo BS Nguyễn Thị Sim - Phó Giám đốc Trung tâm Sàng lọc và chẩn đoán trước sinh, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, người trực tiếp thăm khám cho V.A., trường hợp bệnh nhân này rất đặc biệt, có dị dạng tử cung, kết cấu kém bền chắc, có tử cung nhỏ ngay bên cạnh tử cung đang mang thai. 

Đặc biệt, khi nghe bệnh nhân kể, thai ở tuần thứ 24 thì bệnh nhân bị đau bụng quằn quại và nước ối đột ngột cạn kiệt. Lúc này, các bác sĩ nghĩ đến trường hợp vỡ tử cung gây hết nước ối, chứ không phải là vỡ ối như các ca bệnh thông thường. 

Mặt khác, khi siêu âm, các bác sĩ phát hiện thai phụ có vùng cơ tử cung rất mỏng và không liên tục. “Chúng tôi nghĩ rằng tử cung đã bị thủng ở đoạn đó. Và khi đánh giá toàn trạng thai thì thấy thai phát triển hoàn toàn bình thường, sức khoẻ của mẹ ổn định nên bệnh viện và gia đình quyết tâm giữ thai” - BS Sim nói.

Ngay sau đó, PGS.TS Nguyễn Duy Ánh, BS Sim cùng ekip bác sĩ của bệnh viện thực hiện truyền ối để nuôi thai. Đây cũng là một lần khảo sát chính xác toàn trạng thai để khẳng định thai hoàn toàn bình thường. 

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng lấy nước ối để kiểm tra bộ nhiễm sắc thể của thai nhi, kết quả thai nhi hoàn toàn bình thường. Từ những dự kiện đó, thời điểm này, bác sĩ khẳng định chắc chắn sản phụ bị vỡ tử cung, vì nước ối giảm dần và chỉ nằm trong ổ bụng.

Cũng theo BS Sim, sau khi được truyền ối lần 1, tình trạng nước ối lại cạn kiệt như trước. Tuy nhiên, do xác định chắc chắn đây là ca vỡ tử cung và thấy thai nhi vẫn phát triển bình thường, cộng với sức khoẻ của sản phụ  rất tốt nên các bác sĩ và gia đình quyết tâm truyền ối lần 2 và dùng Thu*c để tử cung của sản phụ không co, đồng thời hạn chế nhiễm trùng cho mẹ.

Sau 5 tuần điều trị, đến khi thai nhi được 31 tuần, nặng 1,5kg, các bác sĩ nhận thấy, thai nhi không thể tăng cân được nữa và quyết định mổ lấy thai. Đó là một bé trai nặng 1,5 kg, khỏe mạnh, hồng hào, khóc tốt, bú mẹ được. Đặc biệt, mẹ vẫn được bảo tồn tử cung. 

Sau phẫu thuật, cả sản phụ và trẻ đều khoẻ mạnh. Sản phụ đã được ra viện, còn trẻ tiếp tục được chiếu đèn vì sơ sinh non tháng, vàng da. Dự kiến, khoảng 1 tuần nữa, trẻ có thể được xuất viện.

Huân Thu

Mạng Y Tế
Nguồn: Bảo vệ pháp luật (https://baovephapluat.vn/van-hoa-xa-hoi/y-te/ky-tich-san-phu-bi-vo-tu-cung-van-sinh-con-khoe-manh-93190.html)

Tin cùng nội dung

  • Mấy ngày qua, trong nước có nhiều chuyện để suy ngẫm. Buồn có, vui cũng có. Thôi thì, nhớ lại chuyện vui, chuyện đáng tự hào để lòng trở nên nhẹ nhõm hơn.
  • Khi mang thai, nỗi sợ hãi thường trực của nhiều chị em là chứng buồn nôn. Can thiệp bằng chế độ ăn uống và lối sống cùng với điều trị Thuốc thích hợp có thể giúp thai phụ có cuộc sống hàng ngày ổn định
  • Các bác sĩ bệnh viện Nhi Trung ương vừa thực hiện thành công kĩ thuật gây tê cạnh cột sống (paravertebral block) kết hợp gây mê toàn thân trong phẫu thuật cấp cứu bệnh teo thực quản bẩm sinh cho 2 bé sinh non, cân nặng thấp.
  • Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh, Đăk Lăk vừa cứu sống bé sinh non tháng 27 tuần tuổi. Đây là thành công đáng ghi nhận của bệnh viện khu vực Tây Nguyên.
  • Trẻ sinh non là khi trẻ chào đời trước 37 tuần mang thai của người mẹ. Trẻ sinh non thường có cân nặng dưới 2.500g, nếu trẻ sinh càng non thì cân nặng càng thấp và nguy cơ mắc một số bệnh lý càng cao.
  • Sinh non và sinh nhẹ cân là nguyên nhân chính gây nên tử suất và bệnh suất sơ sinh cao với các di chứng lâu dài
  • Một dạng xét nghiệm mới có thể dự báo sinh non và những phát triển bất thường của bào thai căn cứ vào dấu chỉ sinh học trong nước tiểu thai phụ
  • Viêm ruột hoại tử là một cấp cứu nội khoa và ngoại khoa đường tiêu hóa thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh non tháng.
  • Hiện nay có nhiều quan điểm mới trong điều trị, đặc biệt là sự nhấn mạnh trong dự phòng sinh non, làm sao giảm hẳn tỉ lệ sinh non, giúp cho thai nhi được nuôi dưỡng tốt trong bào thai của người mẹ...
  • Trẻ đẻ non là những trẻ ra đời khi tuổi thai chưa đầy 37 tuần lễ, tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng bất kể trọng lượng trẻ sinh ra là bao nhiêu (thường cân nặng dưới 2.500g).
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY