Tâm sự hôm nay

Ký ức hãi hùng của nữ sinh bị tấn công T*nh d*c

Em còn nhớ cách đây 3 năm, khi em còn là học sinh cấp 3. Mỗi lần đi học thêm về buổi tối là một sự kinh hoàng...
“Em còn nhớ cách đây 3 năm, khi em còn là học sinh cấp 3. Mỗi lần đi học thêm về buổi tối là một sự kinh hoàng. Không chỉ riêng em mà còn rất nhiều bạn nữ khác cũng bị tấn công T*nh d*c, thậm chí có lần anh ta còn “khoe hàng” ra trước mặt bọn em. Giờ nghĩ lại em vẫn còn thấy bị ám ảnh”.

Đây là một trong những câu chuyện chia sẻ của các bạn sinh viên Trường Đại học Hà Nội trong buổi tọa đàm “Công ước loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) - Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương” do Cơ quan Phụ nữ Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UN Women), Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng khoa học về giới, gia đình, phụ nữ và vị thành niên (CSAGA), và Đại học Hà Nội tổ chức ngày 23/11. Sự kiện nhằm hưởng ứng 16 ngày hành động xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.

Bà Shoko Ishikawa, Trưởng đại diện UN Women nhấn mạnh: “Mục tiêu hàng đầu để chấm dứt bạo lực với phụ nữ là chấm dứt nó trước khi nó bắt đầu. Tất cả mọi người cần đóng vai trò với mục tiêu này, chấm dứt đại dịch bạo lực T*nh d*c và tạo ra một xã hội biết quan tâm – tôn trọng tất cả phụ nữ, nam giới, trẻ em gái và trẻ em trai”.

Bà Nguyễn Thị Cúc Phương, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội cũng kêu gọi các bạn trẻ quan tâm chủ đề này. “Tôi tin các bạn sẽ tạo ra sự thay đổi. Giới là vấn đề xuyên suốt trong cuộc sống của chúng ta, từ gia đình, môi trường làm việc. Khi có sự thấu hiểu tôi tin điều này góp phần thay đổi cuộc sống của chính chúng ta”- bà Phương nói.

Buổi tọa đàm nhận sự quan tâm, chia sẻ thẳng thắn giữa các bạn sinh viên, giảng viên và nhóm chuyên gia về giới. Rất nhiều các vấn đề được đặt ra trong buổi tọa đàm “Làm thế nào nhận diện các hành vi quấy rối T*nh d*c”, “Làm thế nào để các em học sinh cấp 3 biết cách phòng ngừa hành vi quấy rối?”, “Tôi cũng có con gái, làm thế nào để tôi giúp con phòng tránh bạo lực hẹn hò”… Theo bà Nguyễn Vân Anh – Giám đốc Trung tâm CSAGA: “Việc trang bị kỹ năng sống cho các bạn trẻ là một quá trình lâu dài. Khi được giáo dục trên một nền tảng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau sẽ giúp các bạn phòng ngừa các hành vi bạo lực T*nh d*c một cách chủ động, linh hoạt”.

Cũng trong buổi tọa đàm đã khởi động cuộc thi "Tìm kiếm sáng kiến truyền thông phòng chống bạo lực T*nh d*c với phụ nữ và trẻ em gái". Ban tổ chức cho biết, mỗi sáng kiến được lựa chọn sẽ được hỗ trợ 10 đến 15 triệu đồng để triển khai ý tưởng.

Công ước loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) là Công ước quốc tế được Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc chấp thuận năm 1979. Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới ký tham gia Công ước (7/1980). Sau gần 40 năm, Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng kể về việc cam kết thực hiện công ước CEDAW.Tuy nhiên, công ước CEDAW cũng còn khá mới mẻ với nhiều nhóm xã hội, trong đó có giới trẻ - những người đi tiên phong trong việc vận động thay đổi xã hội. Hơn nữa, các con số thống kê cho thấy, phụ nữ và trẻ em gái vẫn tiếp tục trở thành nạn nhân của các vụ tấn công T*nh d*c. Bạo lực T*nh d*c và hậu quả của nó đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của phụ nữ. Ví dụ như, nạn nhân bị hiếp dâm sẽ gặp những rối loạn tâm lý sau chấn thương, hoặc những khó khăn về tâm lý khác như trầm cảm, lạm dụng Thu*c, hay có ý nghĩ Tu tu.D.Hải

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/ky-uc-hai-hung-cua-nu-sinh-bi-tan-cong-tinh-duc-n125163.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY