Bài thuốc dân gian hôm nay

Lá tre làm Thuốc

Lá tre (tên Thuốc trong y học cổ truyền: trúc diệp) - một dược liệu được dùng phổ biến từ lâu đời.
lá tre ">lá tre (tên Thuốc trong y học cổ truyền: trúc diệp) - một dược liệu được dùng phổ biến từ lâu đời. Trúc diệp được thu hái khi phiến lá chưa mở hết, màu xanh mởn. Dược liệu được dùng tươi, có vị ngọt nhạt, hơi cay, tính lành, vào các kinh: tâm phế, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giảm sốt.

Dưới đây là những bài Thuốc chữa bệnh có dùng lá tre:

Chữa cảm sốt, miệng khô khát: trúc diệp 30g, thạch cao 12g, mạch môn 8g, gạo tẻ 7g, bán hạ 4g, đảng sâm 2g, cam thảo 2g. Tất cả sắc với 400ml nước còn 100ml uống làm 2 lần trong ngày.

Hoặc trúc diệp 16g, kim ngân 16g, cam thảo đất 12g, kinh giới 8g, bạc hà 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa viêm phế quản cấp tính: trúc diệp 12g, thạch cao 16g, tang bạch bì 12g, mạch môn 12g, sa sâm 12g, thiên môn 12g, hoài sơn 12g, lá hẹ 8g. Sắc uống trong ngày.

Chữa viêm thanh quản nói không ra tiếng: trúc diệp 12g, trúc nhự 12g, tang bạch bì 12g, thổ bối mẫu 10g, thanh bì 8g, cát cánh 8g, nam tính chế 6g, gừng 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa tràn dịch màng phổi: trúc diệp 10g, phục linh 12g, thương truật 10g, hồng hoa 8g, đào nhân 8g, cam thảo 6g, nguyên hoa 4g, cam toại 4g, đại kích 4g, đại táo 10 quả. Sắc uống ngày 1 thang (cần theo dõi mạch và huyết áp người bệnh vì bài Thuốc có thể gây tiêu chảy).

Chữa viêm bàng quang cấp tính: trúc diệp 16g, sinh địa 12g, mộc thông 12g, hoàng cầm 12g, cam thảo 6g, đăng tâm 6g sắc uống trong ngày.

Chữa đái ra dưỡng chấp: trúc diệp 20g, kim tiền thảo 20g, mía dò 20g, giá đỗ xanh 16g, tỳ giải 16g, ý dĩ 12g, hoạt thạch 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa co giật ở trẻ em: trúc diệp 16g, sinh địa 12g, mạch môn 12g, câu đằng 12g, lá vông 12g, chi tử 10g, cương tàm 8g, bạc hà 8g. Sắc uống trong ngày.

Chữa sởi ở thời kỳ đang mọc: trúc diệp 20g, sài đất 16g, sắn dây 12g, cam thảo đất 12g. Sắc uống trong ngày.

Chữa thủy đậu: trúc diệp 8g, liên kiều 8g, cát cánh 4g, đạm đậu sị 4g, bạc hà 2g, sơn chi tử 2g, cam thảo 2g, hành tăm 2 củ. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa loét miệng: trúc diệp 16g, thạch cao 20g, sinh địa 16g, chút chít 16g, cam thảo nam 16g, huyền sâm 12g, ngọc trúc 12g, mộc thông 12g. Sắc uống trong ngày.

DS.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-la-tre-lam-thuoc-4101.html)

Chủ đề liên quan:

lá tre lá tre làm thuốc

Tin cùng nội dung

  • Y học cổ truyền gọi gout là thống phong. Đây là căn bệnh mãn tính đòi hỏi người bệnh cần có chế độ ăn uống hợp lý, kết hợp với kiên trì chữa trị. Dưới đây là một số bài Thuốc đơn giản người mắc gout có thể tham khảo.
  • Cây tre có tên khác là tre gai, tre nhà, được sử dụng làm Thuốc trong dân gian và Đông y từ rất lâu đời và được gọi tên là trúc diệp với nhiều công dụng chữa bệnh cực kỳ hiệu quả bạn có thể xem chi tiết các cách sử dụng lá tre chữa bệnh dưới đây
  • Dược liệu Tre gai Lá tre có vị đắng, tính mát, có tác dụng giải nhiệt, thanh âm, tiêu đờm. Lá tre dùng làm Thu*c ra mồ hôi, sát trùng, chữa viêm thận phù thũng cảm sốt. Tinh Tre dùng chữa sốt, buồn nôn mửa, chảy máu cam, băng huyết, đái ra máu, động thai. Nước Tre non dùng chữa cảm sốt, mê man, trúng phong cấm khẩu.
  • Theo Đông y, Cỏ lá tre có vị ngọt, nhạt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, trừ phiền, lợi tiểu. Thường dùng trị: Bệnh sốt khát nước, trẻ em sốt cao, co giật, phiền táo; Viêm hầu, viêm miệng, đau mồm, sưng tuyến nước bọt; Viêm đường tiết niệu, giảm niệu, đái ra máu.
  • Cây tre có tên khác là tre gai, tre nhà, được sử dụng làm Thuốc trong dân gian và Đông y từ rất lâu đời.
  • Cỏ lá tre có vị ngọt, nhạt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, trừ phiền, lợi tiểu, Là Thuốc thanh lương giải nhiệt rất hay, lại còn dùng làm Thuốc uống cho mau đẻ
  • Lá tre của cây tre thuộc họ cỏ, lớp thực vật một lá mầm. Để làm Thuốc người ta thu hái lá tre khi phiến lá chưa mở hết, màu xanh mởn.
  • Sốt xuất huyết là một trong những bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virut Dengue gây ra, truyền từ người sang người qua muỗi đốt, rất dễ thành dịch
  • Lá tre là một dược liệu dùng phổ biến trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian. Lá tre được thu hái khi phiến lá chưa mở hết, màu xanh mởn.
  • Đông y hiện đại đã xếp bệnh tay chân miệng vào phạm trù của “Ôn bệnh học”.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY