Cây thuốc quanh ta hôm nay

Lạc - Vị Thuốc bổ tỳ, dưỡng vị, nhuận phế

Theo Đông y, lạc vị ngọt bùi, tính bình; vào tỳ phế... Có tác dụng nhuận phế chỉ khái hóa đàm, dưỡng huyết chỉ huyết, kiện tỳ hòa vị nhuận táo,
Đậu phộng (lạc) là thực phẩm dân dã rất quen thuộc trong mâm cơm gia đình. Đậu phộng chứa dầu béo, acid béo, protein, tinh bột, lecithin, adenin, choline, sinh tố B1, triterpenosaponoid. Không chỉ là món ăn, đậu phộng còn có nhiều công dụng quý phòng trị nhiều bệnh.

Theo Đông y, lạc vị ngọt bùi, tính bình; vào tỳ phế... Có tác dụng nhuận phế chỉ khái hóa đàm, dưỡng huyết chỉ huyết, kiện tỳ hòa vị nhuận táo, thôi nhũ lợi niệu, giáng áp thông tiện. Dùng cho người viêm khí phế quản ho khan ít đàm, thiếu máu, xuất huyết các loại, nôn ói trào ngược dịch vị, huyết trắng, phù nề, sản phụ sau sinh ít sữa, táo bón, tăng huyết áp, tăng cholesterol.

Dầu lạc (dầu đậu phộng) có nhiều acid béo chưa no, làm giảm sự lắng đọng cholesterol trong cơ thể, giảm nguy cơ xơ mỡ động mạch. Dùng dầu lạc thay mỡ động vật để chiên rán thức ăn sẽ rất thuận lợi cho việc phòng ngừa các bệnh mạch vành, chống lão hóa, làm trơn mịn da. Vỏ hạt lạc có tác dụng kháng dung giải fibrinigen, tăng tính đàn hồi vi mạch, cầm máu trong các trường hợp xuất huyết vi thể. Liều dùng cách dùng: 50 - 200g; ép sống hoặc rang, chiên, xào, nấu, hầm.

Sau đây là một số món ăn Thuốc có đậu phộng:

Chân giò hầm lạc: hạt lạc 90g, chân giò 1 cái. Lạc đập vụn, chân giò làm sạch chặt khúc, thêm gia vị hầm nhừ. Dùng tốt cho sản phụ tắc sữa ít sữa.

Canh cá diếc đậu lạc: hạt lạc 150g, đậu đỏ nhỏ hạt 120g, cá diếc hoặc cá chép 1 con. Tất cả làm sạch thêm nước nấu nhừ, thêm chút rượu gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Dùng cho người thiểu dưỡng, cổ trướng, phù nề, xuất huyết dưới da và nội tạng.

Canh lạc: lạc hạt (bỏ mầm) 100g; đập vụn thêm chút muối, cho lượng nước thích hợp, đun nhỏ lửa thành dạng canh sệt. Dùng cho người ho gà (ho khan dài ngày), lao phổi. Đặc biệt là vào mùa thu khô hanh thường có viêm họng, khô đau họng, ho khan.

Canh đậu lạc hồng táo: lạc tươi để nguyên vỏ hạt 90g, đậu đỏ 90g, đại táo 90g. Tất cả hầm nhừ, thêm gia vị, chia ăn 1-3 lần trong ngày. Dùng cho người tê phù, phù chân do thiểu dưỡng.

Chè đậu tương lạc nhân: lạc nhân 100g, đậu tương 250g. Đậu và lạc cho vào nồi đất (không dùng nồi kim loại) thêm đường cát hoặc đường trắng, cho nước sôi vừa đủ, đun nhỏ lửa cho đến khi đậu tương vỡ nát, nước nấu cô lại thành dịch đặc màu nâu tro là được, chia ăn nhiều lần trong ngày. Dùng cho người viêm thận mạn phù nề, sản phụ ít sữa tắc sữa, tăng huyết áp, táo bón, đái tháo đường, ho khan.

Lạc nhân ướp lá dâu đường phèn: lạc hạt, lá dâu, đường phèn mỗi thứ 15g. Các thứ cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, đun nhỏ lửa cho đến khi lạc chín nhừ, vớt bỏ bã lá dâu. Dùng cho người ho suyễn lâu ngày.

Kiêng kỵ: Người bị hàn thấp hoặc tiêu chảy, lỏng lỵ không dùng. Không dùng hạt lạc hay khô dầu bị mốc hay biến chất do có độc tố Aflatoxin từ nấm Aspergillus flavus, có thể gây nhiễm độc gan và ung thư gan.

TS. Nguyễn Đức Quang

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/lac-vi-thuoc-bo-ty-duong-vi-nhuan-phe-n129885.html)

Chủ đề liên quan:

bổ tỳ đông y nhuận phế

Tin cùng nội dung

  • Trong việc chữa bệnh vô sinh, hiếm muộn, bên cạnh các phương pháp trị liệu của y học hiện đại, còn có những bài Thu*c hay của y học cổ truyền.
  • Trong Đông y, bệnh hen phế quản còn được gọi là háo chứng, suyễn, hen suyễn. Bệnh được biểu hiện đặc trưng với những cơn hen, cơn khó thở do khí quản bị co thắt, kèm theo ho có đờm
  • Đối với bệnh viêm gan virút nói riêng, viêm gan vàng da nói chung, Đông y có nhiều bài Thu*c chữa rất có hiệu quả.
  • Nhìn con gái xinh xắn, mạnh khỏe 3 tuần tuổi, hạnh phúc ngập tràn trong lòng ông bố Lê Trung (Phú Thọ). Anh từng tuyệt vọng khi chữa yếu tinh trùng.
  • Để sử dụng đúng và có hiệu quả các loại dược liệu, các Bác sĩ viện Y học cổ truyền Trung ương, xin đưa ra hướng dẫn phòng và điều trị bệnh sởi, bằng Y học cổ truyền như sau:
  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • *m đ*o phụ nữ luôn tiết dịch, nếu không thấy ngứa và dịch không có màu, không có mùi hôi là hiện tượng S*nh l* bình thường. Khi có biểu hiện ra khí hư nhiều, có màu trắng, loãng hoặc đặc, nặng có thể kèm theo mệt mỏi, gầy sút kém ăn, lưng đau, mỏi gối,… là mắc chứng khí hư bạch đới. Khí hư bạch đới do nhiều nguyên nhân, tùy từng thể bệnh mà có cách điều trị phù hợp.
  • Theo Lương y Trịnh Văn Sỹ, không nên xem nhẹ bệnh quai bị. Quai bị nếu không được điều trị sẽ dẫn tới bị biến chứng thậm chí có thể vô sinh sau này. Nguyên tắc điều trị theo Đông y: chống viêm, trừ thấp, thanh nhiệt, nâng đỡ thể trạng. Đông y xếp bệnh quai bị vào loại “ôn dịch”.
  • Đông y sử dụng các loại thảo mộc để điều trị bệnh. Vậy thì, dựa vào những nguyên tắc gì để điều trị bệnh trong đông y
  • Đông y cho rằng nhờ vào tính vị khác nhau nên mỗi vị Thuốc có tác dụng khác nhau. Bất kì loại nguyên liệu nào đều có thể trở thành một vị Thuốc đông y.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY