Thực tế cho thấy, vấn đề tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống gây nên rất nhiều tác hại, cụ thể như: mang thai và sinh đẻ trong lứa tuổi vị thành niên khi cơ thể người chưa phát triển hoàn thiện, chưa đủ điều kiện về sức khỏe để nuôi dưỡng thai nhi sẽ ảnh hưởng lớn tới sự phát triển bình thường của cả mẹ và thai nhi.
Mặt khác mang thai và sinh đẻ ở lứa tuổi vị thành niên là một trong những nguyên nhân dẫn đến Tu vong của thai nhi.
Tuyên truyền về hệ lụy của tảo hôn, hôn nhân cận huyết với đồng bào dân tộc thiểu số ở lai châu. ảnh: ban dân tộc tỉnh lai châu
Do chủ yếu là dân tộc thiểu số sống ở vùng điều kiện khó khăn, dẫn đến cuộc sống của những gia đình hôn nhân cận huyết thống sẽ đứng trước nhiều khó khăn, trở ngại như: con ốm, chi phí chăm sóc y tế trong gia đình tăng cao. các bệnh về gen thường không thể chữa được tạo gánh nặng cho gia đình. từ đó sẽ phát sinh vòng luẩn quẩn nghèo đói – bệnh tật – càng nghèo đói hơn.
Theo số liệu báo cáo của các huyện, thành phố, từ năm 2015-2020, trên địa bàn tỉnh lai châu có 2.845 cặp tảo hôn, chiếm tỷ lệ 17% (tảo hôn vợ hoặc chồng 1.663 cặp, tỷ lệ chiếm 58%; tảo hôn cả vợ và chồng 1.182 cặp, tỷ lệ chiếm 42%). số lượng các trường hợp kết hôn cận huyết thống giai đoạn này là 21 cặp.
Trước thực trạng trên, ngoài việc tiếp tục triển khai mô hình giảm tỷ lệ tảo hôn, kết hôn cận huyết thống tại 37 xã ở các huyện Mường Tè, Nậm Nhùn, Phong Thổ, Sìn Hồ, Tam Đường, Tân Uyên, Than Uyên; duy trì hoạt động 41 câu lạc bộ truyền thông về tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; triển khai Đề án "Sàng lọc trước sinh và sơ sinh"… góp phần từng bước nâng cao chất lượng dân số.
Ngày 02/11/2016, ubnd tỉnh lai châu đã ban hành quyết định số 1504/qđ-ubnd về việc phê duyệt mô hình điểm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh lai châu. theo đó, mô hình được phê duyệt triển khai tại 04 xã là xã hồng thu, huyện sìn hồ; xã huổi luông, huyện phong thổ; xã nậm pì, huyện nậm nhùn; xã tà tổng, huyện mường tè.
Mục tiêu cụ thể của mô hình là: 100% cán bộ, nhân dân, vị thành niên/thanh niên là đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn các xã triển khai mô hình được tuyên truyền và nắm vững chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước về luật hôn nhân và gia đình; luật bình đẳng giới; các vấn đề về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. nâng cao kiến thức và kỹ năng về phòng ngừa tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho các đoàn viên, thanh niên, học sinh nam, nữ là người dân tộc thiểu số đang trong đổ tuổi chuẩn bị kết hôn trên địa bàn triển khai mô hình. hàng năm, giảm thiểu tỷ lệ tảo hôn trên địa bàn xã triển khai mô hình, góp phần nhân rộng kết quả trong toàn tỉnh. duy trì hàng năm không còn số cặp kết hôn cận huyết thống.
Mô hình có các hoạt động chính là: thành lập ban chỉ đạo thực hiện mô hình; hội nghị đánh giá về thực trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết; tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức các cuộc nói chuyện chuyên đề tuyên truyền về luật hôn nhân và gia đình; cung cấp các ấn phẩm, tài liệu tuyên truyền vận động chuyển đổi hành vi; tổ chức đưa các quy trình của luật hôn nhân và gia đình vào quy ước, hương ước của bản, tiêu chuẩn đánh giá gia đình văn hóa; tập huấn để cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên, sức khỏe bà mẹ; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật để nâng cao kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn cho cán bộ xã, thôn, bản; tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm; hội nghị đánh giá tổng kết sau 03 năm thực hiện mô hình.
Theo ông hoàng hải hưng, chi cục trưởng chi cục dân số - khhgđ lai châu, hiện nay tỉnh lai châu duy trì các hoạt động truyền thông, vận động, can thiệp giảm tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống tại 37 xã thuộc 7 huyện : tam đường 04 xã, phong thổ 05 xã, sìn hồ 05 xã, mường tè 10 xã, nậm nhùn 06 xã, tân uyên 04 xã, than uyên 03 xã.
Câu lạc bộ "Nói không với tảo hôn, không kết hôn cận huyết thống" tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Ảnh: LCĐT
Cùng với đó, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện quản lý và cung cấp thông tin, tư vấn cho các đối tượng chuẩn bị kết hôn đăng ký kết hôn. Can thiệp những trường hợp có nguy cơ tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Hỗ trợ hoạt động 37 câu lạc bộ ; tổ chức 107 buổi nói chuyện chuyên đề với 422 người tham gia, tư vấn tại hộ 240 buổi, phát 10 tin, bài; tổ chức 56 buổi sinh hoạt ngoại khóa cho 2.828 học sinh; tư vấn tại cộng đồng 1.450 buổi với 35.599 lượt người tham gia.
Sau 5 năm triển khai thực hiện đề án "giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020" trên địa bàn tỉnh lai châu, kết quả bước đầu đã có chuyển biến tích cực về nhận thức, ý thức của người dân đối với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
Cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể địa phương từng bước nâng cao ý thức trách nhiệm trong thực hiện các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình; các bậc phụ huynh, học sinh được cung cấp thông tin về tác hại của tảo hôn và hôn cận huyết thống, tạo sự đồng thuận trong xã hội, nhằm ngăn ngừa tình trạng này góp phần nâng cao chất lượng dân số, nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Trên địa bàn 5 xã của huyện phong thổ, tỉnh lai châu tham gia đề án chưa ghi nhận trường hợp kết hôn cận huyết thống; tỷ lệ tảo hôn giảm rõ rệt. nếu như năm 2016, tỷ lệ tảo hôn của xã bản lang là 22,45% thì năm 2019 giảm còn 5,71%; xã lản nhì thàng giảm từ 66,67% xuống 46,15%. cũng thời gian trên, xã nậm xe tỷ lệ tảo hôn giảm từ 81,82% xuống 18,18%; xã hoang thèn giảm từ 48% xuống 17,65%.
Những cộng tác viên dân số đang tuyên truyền về chính sách dân số, tình trạng tảo hôn cho người dân trong xã. ảnh: baolaichau.vn
Hầu hết người dân trong xã Hoàng Thèn (huyện Phong Thổ) là đồng bào dân tộc: Dao, Mông, Thái. Trình độ nhận thức còn hạn chế, một bộ phận người dân khi con được 16-17 tuổi, thậm chí ít tuổi hơn cũng cho dựng vợ, gả chồng. Tình trạng tảo hôn của xã chủ yếu là người Mông ở các bản: Xin Chải, Tả Lèng và một số là người Dao ở bản Lèng Suôi Chin.
Triển khai mô hình can thiệp làm giảm tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống, cán bộ Trạm Y tế xã phối hợp với trưởng các bản, giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Hoang Thèn tuyên truyền, vận động; tư pháp xã tiến hành điều tra, xác minh các trường hợp cố tình tảo hôn báo cáo cấp trên xử lý vi phạm hành chính, tạo tính răn đe.
Chị hoàng thị xuân – cán bộ chuyên trách dân số xã hoang thèn kể: "năm 2017, qua nguồn tin của quần chúng nhân dân ở bản mồ sì câu, có một học sinh nữ trường phổ thông dân tộc bán trú thcs hoang thèn có ý định nghỉ học lấy chồng. chúng tôi liên hệ với nhà trường xác minh thông tin và cùng nhà trường, đại diện bản đến nhà vận động, bố mẹ học sinh đó đã đồng tình không cho con kết hôn trước tuổi".
Qua thống kê, những năm gần đây, xã Hoang Thèn không có cặp vợ chồng kết hôn cận huyết thống. Số lượng người tảo hôn giảm mạnh (từ 8 người năm 2017 xuống còn 2 người năm 2019. 9 tháng năm 2020 chỉ có 1 người. Chị Lý Xa Đào (người dân bản Huổi Luông, xã Hoang Thèn) nói: "Hiểu được tác hại của tảo hôn, kết hôn cận huyết thống nên tôi động viên 3 con chăm chỉ học hành. Sau này, nam phải đủ 20 tuổi, nữ đủ 18 tuổi trở lên mới cho kết hôn và cũng sẽ thực hiện không kết hôn trong phạm vi 3 đời".
Để ngăn chặn và xóa bỏ tình trạng tảo hôn, ngoài sự nỗ lực của ngành dân số rất cần sự quan tâm của các cấp chính quyền và các đoàn thể ở địa phương. đồng thời công tác truyền thông phải sát với tình hình thực tế, tăng cường đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền dễ hiểu, dễ thực hiện để những câu chuyện buồn về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở vùng miền núi của tỉnh lai châu không còn xảy ra.
Chủ đề liên quan:
chất lượng dân số dân số dân tộc thiểu số hôn nhân cận huyết thống lai châu sức khỏe sinh sản