12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Lạm dụng dầu gió có thể dẫn đến tử vong

Dầu gió là một dược phẩm phổ biến, gần như xuất hiện trong mọi gia đình. Tuy nhiên, tác hại của dầu gió đối với người dùng rất nặng nề nếu sử dụng sai cách.

Dầu gió là sản phẩm rất thông dụng, hầu như bất cứ gia đình nào cũng có sẵn một vài chai dầu để phòng khi nhức đầu, nghẹt mũi, bị sưng tay chân, muỗi đốt, đau bụng, đầy hơi… Nhưng bạn không nên quên một điều dầu gió vẫn là thuốc. Nếu sử dụng tùy tiện, tác hại của dầu gió đối với cơ thể rất nặng nề.

1. Tác hại khi dùng dầu gió không đúng cách

Có thể gây tử vong

Trong dầu gió có chứa thành phần menthol gây hại cho sức khỏe. Thậm chí đã xuất hiện trường hợp trẻ nhỏ tử vong khi chỉ vì bị nhỏ 1 giọt dầu có hàm lượng menthol 1%. Đối với trẻ nhỏ, khi bôi dầu có thành phần bạc hà vào mũi hoặc cổ họng có thể khiến cho bé bị ngừng thở và ngừng hoạt động của tim.

Dầu gió có thể gây tử vong cho trẻ em

Vì vậy, khi sử dụng dầu gió, nhất là cho trẻ em, cần đặc biệt lưu ý và phải đặt dầu gió tránh xa tầm mắt tầm tay của trẻ nhỏ để tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Nếu sau khi sử dụng dầu gió, người nhà phát hiện trẻ có dấu hiệu bất thường, nghi ngờ bị ngộ độc menthol, cha mẹ cần ngay lập tức đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị.

Tổn thương hệ hô hấp

Dầu gió còn chứa thành phần eukalyptol và camphor, đặc biệt camphor là một chất rất độc đối với con người, đặc biệt là trẻ em. Nếu quá trình sử dụng không đúng cách, để cơ thể hấp thu quá nhiều vào cơ thể thông qua phần da trầy xước hay vô tình nuốt phải với lượng nhiều (khoảng 1g) sẽ khiến hệ hô hấp bị tổn thương, thậm chí dẫn đến ngưng thở.

Phụ nữ có thai không nên dùng dầu gió

Dầu gió có vị cay, tính mát, có tác dụng hạ sốt, giảm đau, giảm ho, sát trùng… và mùi hương khiến cho tinh thần sảng khoái. Tuy nhiên, sử dụng dầu gió quá nhiều có thể gây kích ứng cho trẻ nhỏ, sẽ gây rách vùng màng nhầy mũi, họng, khiến cho hệ hô hấp của bé bị tổn thương.

Gây xung huyết trên da

Trong quá trình sản xuất, các công ty dược phẩm thường kết hợp methyl salicylate với các tinh dầu nhằm mục đích giúp vùng da được thoa dầu nhanh chóng được làm nóng, giãn nở các mạch máu ngoại biên, hỗ trợ tăng tuần hoàn máu, giúp cho thuốc thẩm thấu vào mô dễ dàng, làm cho người dùng giảm nhanh cơn đau và cứng cơ.

Tuy nhiên, methyl salicylate cũng gây các tác dụng phụ, đó là gây xung huyết da. Chính vì vây, dầu gió được dùng làm thuốc bôi ngoài, xoa bóp. Không được bôi dầu gió lên vết thương hở hoặc các vùng da mỏng.

2. Dùng dầu gió đúng cách

Dầu gió chỉ phát huy được hiệu quả khi sử dụng đúng cách. Người sử dụng cần tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng kèm theo bao bì sản phẩm. Trước khi thoa dầu cần rửa sạch, lau khô vùng da bị đau, chỉ nên bôi hoặc xoa bóp một lượng vừa đủ. Không được bôi quá nhiều dầu và trên diện rộng. Người sử dụng không nên dùng thường xuyên, ngay khi cơn đau chấm dứt không nên dùng tiếp.

Dầu gió phát huy được hiệu quả khi sử dụng đúng cách

Bạn không được dùng dầu gió nhiều hơn 3-4 lần/ngày, không bôi lên niêm mạc, vùng mắt, vết thương hở.

Phụ nữ có thai, trẻ em dưới 2 tuổi không nên sử dụng dầu gió. Đối với trẻ lớn trên 2 tuổi, khi dùng nhất thiết phải có sự giám sát của người lớn.

Nếu bạn bị đau bụng do lạnh, khó tiêu, chỉ được bôi vào vùng quanh rốn, nếu nhức đầu bôi vào thái dương. Bạn dùng ngón tay miết nhẹ nhàng, day tròn, ấn nhẹ bằng ngón tay trỏ. Dầu gió là sản phẩm chỉ dùng ngoài da, tuyệt đối không được uống.

Tác hại của dầu gió khi sử dụng sai cách có thể dẫn đến hậu quả xấu nhất là gây tử vong. Chính vì vậy, bạn cần phải cẩn thận khi sử dụng, đặc biệt với những đối tượng như trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, cho con bú hay những người dị ứng với các thành phần có trong dầu gió.

Khuyên Vũ

Theo Tạp chí Sống Khoẻ

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/lam-dung-dau-gio-co-the-dan-den-tu-vong-24728/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY