Sức khỏe hôm nay

Làm gì để bé hết đổ mồ hôi đầu?

Trẻ con hay bị đổ mồi hôi đầu vào ban đêm, kể cả thời tiết lạnh, đặc biệt là ngày hè nóng. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm đường hô hấp, viêm phổi.

Các bác sĩ ở Bệnh viên Nhi Đồng 1 đã giải thích nguyên nhân trẻ bị đổ mồ hôi đầu (mồ hôi trộm) và cách chữa trọ phù hợp.

Những dấu hiệu và triệu chứng để xác định trẻ mắc chứng mồ hôi trộm thường gặp là hay quấy khóc vào ban đêm, không ngủ yên, hay giật mình thức giấc nửa đêm.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến chứng đổ mồ hôi đầu ở trẻ là do thiếu hụt vitamin D, thiếu ánh nắng mặt trời vào buổi sáng. Có nhiều cha mẹ “ủ con” rất kĩ, không cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Những trẻ thiếu vitamin D trong giai đoạn mới sinh thường mắc chứng mồ hôi trộm. Trẻ dưới 1 tuổi, phần lớn đều thiếu vitamin D, vì ngoài trong giai đoạn này, xương của bé phát triển rất nhanh.

Bên cạnh đó thì việc sinh non hoặc sinh nhẹ cân, còi xương… cũng hay mắc phải những chứng đổ mồ hôi này.

Phân biệt các loại đổ mồ hôi ở trẻ

Đổ mồ hôi sinh lý: Trẻ đổ mồ hôi là do sự trao đổi chất ở trẻ diễn ra mạnh hơn người lớn, nếu tăng thêm một chút hưng phấn và kích thích sẽ ra mồ hôi trộm để tỏa nhiệt trong cơ thể. Đây là một sự điều chỉnh giữ cho nhiệt độ cơ thể luôn ổn định (hằng nhiệt). Mồ hôi sinh lý thường ra nhiều ở đầu và cổ, thường phát sinh vào lúc khoảng 30 phút và khoáng 60 phút sau khi không còn nữa.

Đổ mồ hôi bệnh lý: Mồ hôi ra nhiều ở phần đầu, đặc biệt khi bú mẹ hoặc sau khi ngủ, mồ hôi có thể ra liên tục kể cả trời lạnh hay nóng. Nếu mồ hôi ra quá nhiều sẽ khiến trẻ mất nước, kiệt sức. Đồng thời ra mồ hôi nhiều khiến lỗ chân lông mở rộng dễ gây ra bệnh viêm họng, viêm phổi hoặc viêm phế quản…

Cách chữa trị đổ mồ hôi đầu ở trẻ

Bổ sung vitamin D: Tận dụng ánh nắng mặt trời là cách bổ sung vitamin D “rẻ tiền và hiệu quả nhất” dành cho trẻ em. Cha mẹ nên cho trẻ tắm nắng mỗi buổi sáng 10-30 phút mỗi ngày, trước 9h sáng.

Giữ cho cơ thể luôn mát mẻ: Phòng ngủ nên rộng, thoáng, nên cho trẻ chơi đùa trong bóng râm, luôn tắm rửa sạch sẽ hằng ngày và cần bổ sung lượng nước đầy đủ.

Dinh dưỡng hợp lý: Cho trẻ ăn nhiều loại rau quả có tính mát như rau má, cải ngọt, cải đắng, bí đỏ, thanh long, cam, quýt… Không quá nhiều thức ăn có tính nóng và nhiều dầu mỡ.

Nếu tình trạng trở nặng hơn và bị sốt thường xuyên, chậm mọc răng, chậm biết nói, biết đi… cần đưa trẻ đến bác sĩ để được kiểm tra kịp thời.

Thanh Quế

Theo tạp chí Sống Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/cho-con/lam-gi-de-be-het-do-mo-hoi-dau-23313/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY