Tâm linh hôm nay

Làm gì để được vãng sinh Tây phương Cực Lạc? (P2)

Phát tâm Bồ-Đề tức là nguyện làm Phật để độ tận chúng sinh ở khắp mười phương nhưng không phải là khi về Tây phương Cực Lạc mới làm mà phải thực hành ngay ở đời này.


Tại sao phải phát tâm Đại-thừa, in ấn Kinh điển, xây pháp đường hoằng dương Phật pháp?

Nếu thâm nhập sâu vào Kinh điển Phật chúng ta thấy rõ trong Kinh Vô-Lượng-Thọ Tông-Yếu Chân-Ngôn, đức Phật Thích-Ca Mâu-Ni đã tuyên cáo như sau:

"Nếu có người tự viết chép hoặc bảo người khác viết chép Vô-Lượng-Thọ Tông-Yếu Kinh, thọ-trì đọc tụng thì lúc sắp mạng-chung có chín mươi chín Phật Hội hiện ra trước mắt, được ngàn Phật thọ-ký, hay đi đến mười phương các cõi Phật. Không nên đối với Kinh này sinh lòng nghi…(25)


Nếu có người tự viết chép hoặc bảo người viết chép Vô-Lượng-Thọ Tông-Yếu Kinh, thọ trì đọc tụng thì thường được bốn vị Đại-Thiên-Vương(26) luôn theo hộ vệ…


Nếu có người tự viết chép hoặc bảo người khác biên chép Vô-Lượng-Thọ Tông-Yếu Kinh, tức được vãng sinh nơi cõi Tây Phương Cực-Lạc Thế-Giới của Đức Phật A-Di-Đà… Thần chú là:

"Nam mô Rát Na Tra Da Da. Ôm, Nam Mô Ba Ga Va Tê. A Ba Ri Mi Ta A Du Cha Na. Su Bi Nít Chi Ta Ta Dê. Chô Ra Cha Da. Ta Tha Ga Ta Ya. A Ha Tê Sam Giắt Sam Bút Đa Da. Tát Da Tha. Ôm, Bu Na Dê Bu Na Dê. Ma Ha Bu Na Dê. A Ba Ri Mi Ta Bu Na Dê. A Ba Ri Mi Ta Bu Na Da. Cha Na. Sam Ba Rô Ba Chi Tê. Ôm Sạt Va Sam Sờ Ka Ra. Ba Ri Sút Đa Đạt Ma Tê. Ga Ga Na Sa Mút Ga Tê. Xoa Ba Va Vi Sút Đê. Ma Ha Na Da Ba Ri Va Ra Dê. Xóa Ha."


Trong Kinh Sở Thuyết Đà-Ra-Ni, đức Phật đã nói rõ về công năng niệm Công Đức Bảo Sơn Đà-Ra-Ni như sau: “Nếu người tụng chú này một biến, như lễ Ðại Phật-Danh Kinh bốn vạn năm ngàn bốn trăm biến. Lại như chuyển Ðại-Tạng 60 vạn 5 ngàn 4 trăm biến. Tạo tội quá mười cõi sát độ, đọa vào A-Tỳ địa-ngục chịu tội, kiếp hết lại sinh nơi khác để chịu tội. Niệm chú này một biến, tội kia đều được tiêu diệt, không còn đọa vào địa-ngục, khi mạng-chung quyết định vãng sinh Tây phương thế-giới, được thấy Phật A-Di-Ðà, và được thượng-phẩm thượng-sinh. Thần chú là:

Nam Mô Phật Ðà da

Nam Mô Ðạt Ma da

Nam Mô Tăng Già da

Úm tất đế hộ rô rô, tất đô rô, chỉ rị ba, kiết rị bà, tất đạt rị, bố rô rị, ta phạ ha."


Bởi vì thế, cùng với việc niệm danh hiệu phật a-di-đà, một lòng cầu nguyện vãng sinh tây phương cực-lạc thì để nắm chắc phần quyết định vãng sinh, chúng ta phải trì tụng ba thần chú quan trọng này.”

Như thế, tu hành mà mà chỉ nghĩ ngồi đó an trụ niệm Phật, đi vòng quanh niệm vài trăm niệm danh hiệu của Ngài mà không phát tâm Đại-thừa làm việc công đức như in ấn Kinh điển, chăm lo xây pháp-đường để mọi người về đó học Kinh điển Phật, giúp kẻ nghèo khó, kẻ bị ốm đau bệnh tật không có nơi nương tựa v.v...thì cơ hội để được vãng sinh Tây phương Cực-Lạc thật là nhỏ bé.


Cư sĩ Quảng Tịnh
Trích trong Giáo án để giảng mùa kiết hạ 2016
Còn nữa...

Ghi chú: Bài viết thể hiện cách tư duy, quan điểm và lối hành văn của cư sĩ Quảng Tịnh.

TIN, BÀI LIÊN QUAN:


Quảng Tịnh

Mạng Y Tế
Nguồn: Phật giáo (https://phatgiao.org.vn/lam-gi-de-duoc-vang-sinh-tay-phuong-cuc-lac-p2-d21954.html)
Từ khóa: vãng sinh

Chủ đề liên quan:

vãng sinh

Tin cùng nội dung

  • Em Dương Minh Luân 14 tuổi, pháp danh Thiện Lớn, ngụ tại ấp Châu Long 3, Phường Châu Phú, Châu Đốc, An Giang đã niệm Phật vãng sinh lưu lại 992 viên đá lớn nhỏ, đủ màu sắc.
  • Trong tâm niệm Phật, tâm được thanh tịnh; tâm không niệm Phật thì là niệm ngũ dục, lục trần, tâm sẽ vẩn đục. Tâm nếu bất tịnh, thì làm sao có thể cảm ứng được?
  • Hiếu hạnh chung chung của người thế gian chỉ là cung cấp những sự hưởng thụ trong cuộc sống của cha mẹ vào lúc tuổi già, sau khi ch*t thần thức đọa lạc vào đâu lại không cần biết, đây chỉ là hiếu về vật chất, cho nên không thể nói là đại hiếu.
  • Có người đi chùa đã lâu mà vẫn còn hỏi con người ch*t còn hay hết. Có người lại quá tin vào thuyết linh hồn tồn tại theo tín ngưỡng dân gian mà chấp “trước tưởng” lao vào cúng kiếng người quá cố và Thượng đế mong được gia trì phù hộ.
  • Lâm chung được vãng sinh về cực lạc có những biểu hiện sau: Tâm không loạn động; biết trước giờ ch*t; tự mình niệm Phật; mùi thơm lạ tỏa khắp nhà; có hào quang; tự nói kệ để khuyên dạy đệ tử; nhạc trời trổi giữa hư không, hay có nhiều điềm lành hiện ra như trời bừng sáng vì ánh hòa quang Phật và Bồ tát chiếu đến, chim bay về ca hót v.v...
  • Kinh tạng còn ghi lại khá nhiều trường hợp Đức Phật đích thân trợ niệm hoặc dạy các đệ tử đi trợ niệm cho người bệnh hoặc người sắp lâm chung.
  • Hộ niệm là bổn phận chung của Chư Tôn Đức Tăng-Ni và các phật-tử tại-gia, nên cùng nhau phối hợp chặt chẽ, hài hòa. Vạn sự khởi đầu nan nhưng bằng sự hiểu biết và quyết tâm mạnh mẽ, việc hộ niệm có thể trở thành một tập tục hữu ích nhất là trợ duyên tích cực cho người sắp lâm chung được vãng sinh về Thế giới An Lạc.
  • Chúng ta nên biết! Con người không ai hoàn hảo, tu hành dùng đã tinh tấn nhưng nghiệp nặng sâu dày chưa thể dứt sạch trong một lúc.
  • Tu xuất gia hay tại gia, là minh sư hay khờ dại, khôn hay dại, thắng hay bại v.v... điều quan trọng nhất chính là khi lâm-chung có được Phật tiếp-dẫn về Tây phương Cực-Lạc hay không?
  • Trong Đại Kinh Khoa Chú 2014, Hòa thượng Tịnh Không luôn tán thán vị Hòa thượng Hải Hiền: Hòa thượng Hải Hiền sống 112 tuổi, đó không phải là thọ mạng vốn có của ngài mà là A Di Đà Phật giúp ngài kéo dài tuổi thọ. Việc này Hòa thượng Hải Hiền đã nói rõ với chúng ta.