Tâm linh hôm nay

Làm gì để được vãng sinh Tây phương Cực Lạc? (P3)

Chúng ta nên biết! Con người không ai hoàn hảo, tu hành dùng đã tinh tấn nhưng nghiệp nặng sâu dày chưa thể dứt sạch trong một lúc.


Điều đáng chú ý nhất: việc hộ niệm cho người sắp mất đúng là y-giáo phụng hành, tương ứng với Đại-Nguyện thứ 18 của Đức Phật A-Di-Đà: "Lúc tôi thành Phật, thập phương chúng sinh chí tâm tin mộ, muốn sinh về cõi nước tôi nhẫn đến mười niệm, nếu không được sinh, thời tôi không ở ngôi Chánh-Giác, (trừ kẻ tạo tội ngũ nghịch cùng hủy báng chánh pháp).

Trong khi đó theo Quán Vô-Lượng-Thọ Kinh, Ðức Phật bảo ngài A-Nan và bà Vi-Ðề-Hi:

"Người Hạ-Phẩm Hạ-Sinh ấy. Hoặc có chúng sinh tạo nghiệp bất thiện ngũ nghịch, thập ác, đủ các bất thiện. Người ngu như vậy, do các ác nghiệp phải đọa ác đạo, trải qua nhiều kiếp thọ khổ vô cùng. Người ngu ấy, lúc lâm-chung, gặp thiện tri thức dùng nhiều lời an ủi, vì nói diệu pháp dạy bảo niệm Phật. Người ấy bị khổ bức không rảnh niệm được. Thiện hữu bảo rằng nếu người chẳng phải niệm Phật kia được, thì ngươi xưng danh hiệu Phật A-Di-Ðà, như vậy chí tâm khiến tiếng xưng danh chẳng dứt đủ mười niệm. Nên xưng như vầy: Nam mô A-Di-Ðà Phật.

Do xưng danh hiệu phật, nên trong mỗi niệm trừ tám mươi ức kiếp tội sinh tử. lúc mạng-chung, thấy kim-liên-hoa dường như mặt nhật trụ trước người ấy. như khoảng một niệm, liền được vãng sinh cực-lạc thế-giới, ở trong hoa sen mãn mười hai đại kiếp hoa sen ấy mới nở. quán-thế-âm bồ-tát và ðại-thế-chí bồ-tát dùng âm thanh đại-bi vì người ấy diễn nói thiệt tướng các pháp, nói pháp trừ diệt tội. người ấy nghe pháp rồi, rất vui mừng liền phát tâm vô-thượng bồ-ðề. ðây gọi là người hạ-phẩm hạ-sinh vậy" (4).


Mục đích chính của việc hộ niệm là chân thành và tích cực giúp cho người sắp lâm chung có đầy đủ ba món tư lương là tín, nguyện, hạnh để rồi họ được vãng sinh an lành về miền cực-lạc. tuy nhiên bên cạnh đó, người sắp mất (người bệnh hoặc người già) cũng rất được khuyến thích làm lành tránh dữ nhằm tranh thủ những thiện nghiệp trước lúc ra đi. những ngày ngắn ngủi còn lại trên thế gian, người sắp mất có những ý niệm làm những việc thiện là điều rất tốt, trợ duyên cho việc vãng sinh cực-lạc.


Ngài Khổng-Tử dạy: “Sáng nghe được đạo, chiều ch*t cũng an lòng”, cũng như lời Phật dạy tránh dữ làm lành vậy. Họ được khuyên làm những việc thiện như là bố-thí, giúp đỡ những người nghèo, những người sống độc thân, cô độc không người chăm lo săn sóc lúc tuổi già, xây cầu cho mọi người qua, phóng sinh thú vật, chim, cá v.v... in ấn Kinh điển, đúc tượng Phật, tu bổ chùa chiền, cúng dường Tam-Bảo v.v... mà hồi hướng công đức ấy cho pháp giới chúng sinh về tây phương Cực-Lạc. Rõ ràng đây là những việc làm lợi ích cho con người, cho xã hội, cho Tam-Bảo, cho cả người ra đi và cả người ở lại. Như trong Kinh Địa-Tạng nói "lợi ích cho người còn kẻ mất" là đạo lý này.


c- Đem Tịnh tài công sức khi còn sống hay sắp lâm chung làm việc công đức hồi hướng cho pháp giới chúng sinh về tây phương Cực-Lạc:


Chúng ta cũng nên biết, khi còn sống mà làm các việc công đức đó thì bảy phần hưởng trọn công đức cả bảy phần, nhưng khi đã lâm chung, con cái thương xót báo hiếu làm những việc đó mà hồi hướng cho chúng ta thì ta chỉ nhận được một phần của bảy phần công đức này thôi, còn sáu phần còn lại thì con cháu (những người làm việc này) hưởng trọn nó. Vì thế, ngay khi còn sống chúng ta nên ra sức mà làm công việc công đức này, và khi sắp lâm chung hãy chỉ bảo dặn dò con cháu mang tiền của còn lại ra mà làm cho mình và cả khi lâm chung cũng di chúc con cháu phải làm mà hồi hướng cho pháp giới chúng sinh và cho chính mình. Những việc làm thiện ích này đáng được trân trọng và khuyến khích phát huy hơn nữa trong đời sống ngũ trược loạn động, ác thế này. Đây là việc làm tốt nhất để diệt trừ nghiệp chướng tội lỗi mà mình đã gây ra từ vô-thỉ đến nay.

Như vậy hộ niệm cho người sắp mất là việc làm vô cùng cần thiết và lợi lạc, y như lời Phật dạy, hợp với Bản Nguyện bi trí viên mãn của A-DI-ĐÀ PHẬT và của Thập phương Chư Phật. Chính vì thế việc hộ niệm đáng được trân trọng, tán thán và khuyến khích nhân rộng hơn nữa. Tuy nhiên, cần phải cẩn thận để tránh những trường hợp không như ý xảy ra như:


1, Với những người chuyên làm việc ác, nghề ác, không quy-y Tam-Bảo thì không nên cho đến dự lúc trợ duyên cho người sắp lâm chung để khỏi mang nghiệp chẳng lành đến phiền-não họ.


2, không cho những người khi sống thường chống trái với người sắp lâm chung (kể cả người thân như anh em, con cái... mà vốn có thù hằn hay thường gây ra những phiền não cho người sắp mất) vì khi họ hiện diện sẽ khiến sinh lòng sân hận, tức tối cho người sắp mất vì đó, đáng lẽ họ được vãng sinh về tây phương cực-lạc hay cảnh giới lành thì lại đọa vào địa-ngục hay thế giới a-tu-la, hay loài súc sinh.


Vì vậy, những Làng Phổ-Đà hay các Đạo-tràng nơi trợ duyên cho người sắp lâm chung bắt buộc chỉ có những người Phật-tử chân chính hết lòng có trách nhiệm và thương yêu nhau, coi hơn cả người thân của mình, như chính mình mới có thể độ sinh trợ duyên cho nhau mà thôi.

Cư sĩ Quảng Tịnh
Trích trong Giáo án để giảng mùa kiết hạ 2016
Còn nữa...

Ghi chú: Bài viết thể hiện cách tư duy, quan điểm và lối hành văn của cư sĩ Quảng Tịnh.

TIN, BÀI LIÊN QUAN:






Quảng Tịnh

Mạng Y Tế
Nguồn: Phật giáo (https://phatgiao.org.vn/lam-gi-de-duoc-vang-sinh-tay-phuong-cuc-lac-p3-d21982.html)
Từ khóa: vãng sinh

Chủ đề liên quan:

vãng sinh

Tin cùng nội dung

  • Em Dương Minh Luân 14 tuổi, pháp danh Thiện Lớn, ngụ tại ấp Châu Long 3, Phường Châu Phú, Châu Đốc, An Giang đã niệm Phật vãng sinh lưu lại 992 viên đá lớn nhỏ, đủ màu sắc.
  • Trong tâm niệm Phật, tâm được thanh tịnh; tâm không niệm Phật thì là niệm ngũ dục, lục trần, tâm sẽ vẩn đục. Tâm nếu bất tịnh, thì làm sao có thể cảm ứng được?
  • Hiếu hạnh chung chung của người thế gian chỉ là cung cấp những sự hưởng thụ trong cuộc sống của cha mẹ vào lúc tuổi già, sau khi ch*t thần thức đọa lạc vào đâu lại không cần biết, đây chỉ là hiếu về vật chất, cho nên không thể nói là đại hiếu.
  • Có người đi chùa đã lâu mà vẫn còn hỏi con người ch*t còn hay hết. Có người lại quá tin vào thuyết linh hồn tồn tại theo tín ngưỡng dân gian mà chấp “trước tưởng” lao vào cúng kiếng người quá cố và Thượng đế mong được gia trì phù hộ.
  • Lâm chung được vãng sinh về cực lạc có những biểu hiện sau: Tâm không loạn động; biết trước giờ ch*t; tự mình niệm Phật; mùi thơm lạ tỏa khắp nhà; có hào quang; tự nói kệ để khuyên dạy đệ tử; nhạc trời trổi giữa hư không, hay có nhiều điềm lành hiện ra như trời bừng sáng vì ánh hòa quang Phật và Bồ tát chiếu đến, chim bay về ca hót v.v...
  • Kinh tạng còn ghi lại khá nhiều trường hợp Đức Phật đích thân trợ niệm hoặc dạy các đệ tử đi trợ niệm cho người bệnh hoặc người sắp lâm chung.
  • Hộ niệm là bổn phận chung của Chư Tôn Đức Tăng-Ni và các phật-tử tại-gia, nên cùng nhau phối hợp chặt chẽ, hài hòa. Vạn sự khởi đầu nan nhưng bằng sự hiểu biết và quyết tâm mạnh mẽ, việc hộ niệm có thể trở thành một tập tục hữu ích nhất là trợ duyên tích cực cho người sắp lâm chung được vãng sinh về Thế giới An Lạc.
  • Phát tâm Bồ-Đề tức là nguyện làm Phật để độ tận chúng sinh ở khắp mười phương nhưng không phải là khi về Tây phương Cực Lạc mới làm mà phải thực hành ngay ở đời này.
  • Tu xuất gia hay tại gia, là minh sư hay khờ dại, khôn hay dại, thắng hay bại v.v... điều quan trọng nhất chính là khi lâm-chung có được Phật tiếp-dẫn về Tây phương Cực-Lạc hay không?
  • Trong Đại Kinh Khoa Chú 2014, Hòa thượng Tịnh Không luôn tán thán vị Hòa thượng Hải Hiền: Hòa thượng Hải Hiền sống 112 tuổi, đó không phải là thọ mạng vốn có của ngài mà là A Di Đà Phật giúp ngài kéo dài tuổi thọ. Việc này Hòa thượng Hải Hiền đã nói rõ với chúng ta.