Triệu chứng của bệnh vôi hóa cột sống
Đa số bệnh vôi hóa cột sống khi gai cọ xát với xương khác hoặc các phần mềm ở xung quanh như dây chằng, rễ dây thần kinh thì bệnh nhân thấy đau
Đau thường xuất hiện ở cổ, thắt lưng, đặc biệt là khi bệnh nhân đứng hoặc đi.
Đau lan xuống vai với nhức đầu khi gai ở cột sống cổ, lan xuống lưng, chân khi gai ở cột sống lưng.
Cơn đau tăng khi cử động, giảm khi nghỉ do đó sẽ đưa tới giới hạn cử động ở các phần này.
Khi dây thần kinh bị chèn ép, bệnh nhân cảm thấy đau ở tay và chân, cơ bắp yếu. Nếu ống tủy bị quá thu hẹp, bệnh nhân sẽ có rối loạn đại tiểu tiện, mất cảm giác.
Ngoài gai cột sống, các dấu hiệu vừa kể cũng thấy trong bệnh tiểu đường, rối loạn tuần hoàn ở tứ chi, u, viêm hoặc nhiễm trùng cột sống.
Một số dấu hiệu của gai cột sống cũng tương tự như ở các bệnh viêm thấp khớp, chấn thương lưng, đứt đĩa liên sống.
Cần phân biệt giữa vôi cột sống với thoái hóa cột sống, đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm.
Cách chữa trị vôi hóa cột sống
Chữa bệnh vôi hóa cột sống phụ thuộc vào vị trí của các gai xương, gai có gây đau hay không. Nếu gai không gây đau, người bệnh không cần điều trị. Tuy nhiên, bệnh nhân thường tìm tới bác sĩ khi xuất hiện các cơn đau và khó khăn khi vận động.
Một số trường hợp hiếm có thể xảy ra là gai bị gãy, vài mảnh gãy chạy vào giữa khớp xương, gây khó khăn cho sự co duỗi khớp hoặc khi gai chèn ép vào rễ dây thân kinh và gây ra mất cảm giác ở tay chân.
Phương pháp điều trị vôi hóa cột sống hiệu quả phải đáp ứng hai tiêu chí là giúp người bệnh giảm đau và tránh những yếu tố nguy cơ đẩy nhanh quá trình thoái hóa cột sống.
Trị vôi cột sống bằng thuốc giảm đau chưa phải là biện pháp khả thi và an toàn nên không được khuyến cáo. Thuốc chữa vôi hóa cột sống thường là các thuốc chống viêm không steroid (hợp chất kích thích cơ bắp) với tác dụng giảm đau nhanh nhưng không giải quyết tận gốc căn nguyên gây bệnh. Tuy nhiên, thuốc trị vôi cột sống này có nhiều tác dụng không mong muốn nếu dùng không đúng cách và không có chỉ định của bác sĩ.
Người bệnh cần hiểu rõ nguyên nhân chính gây bệnh vôi hóa cột sống. Đầu tiên, sụn khớp bị bào mòn, hư tổn cùng với tiến trình lão hóa tự nhiên của cơ thể hoặc do thói quen sinh hoạt, vận động, dinh dưỡng… không phù hợp, dẫn đến khớp bị thoái hóa và làm trơ hai đầu xương lồi lõm. Khi đó, cơ thể phản ứng lại bằng cách đưa can xi đến để “san bằng” các vị trí lồi lõm nhằm tăng diện tích bề mặt xương giúp giữ vững cơ thể. Tuy nhiên, tiến trình “san lấp” này không thể thực hiện hoàn hảo, trơn nhẵn mà sẽ vô tình tạo ra những “gai” xương lớn dần theo thời gian.
Thanh Quế
Theo tạp chí Sống Khỏe
Chủ đề liên quan: