Bạn nên biết hôm nay

Làm gì khi dị ứng thực phẩm?

Làm thế nào để nhận biết thực phẩm nào gây dị ứng? Nếu bị dị ứng thực phẩm, cần phải xử trí thế nào, thưa bác sĩ?
Làm thế nào để nhận biết thực phẩm nào gây dị ứng? Nếu bị dị ứng thực phẩm, cần phải xử trí thế nào, thưa bác sĩ?

Hoàng Việt Hải (Thanh Hóa)

Nghiên cứu cho thấy, có đến 2% người lớn và 3-8% trẻ em có biểu hiện dị ứng với một số thực phẩm khi ăn vào. Biểu hiện sau khi ăn vào có thể làm nổi mày đay, tiêu chảy, khó thở... thậm chí gây choáng phản vệ hoặc Tu vong nếu không kịp thời cứu chữa. Ngoài ra, phản ứng dị ứng có thể gây các bệnh mạn tính như viêm thanh quản, viêm ruột, chàm, hen phế quản, thấp khớp, đau nửa đầu, viêm tai giữa... Khi thấy có các triệu chứng trên, các bạn cần: Ngừng ăn loại thực phẩm bạn nghi ngờ gây dị ứng để theo dõi xem các triệu chứng của bệnh có thuyên giảm không. Nếu các triệu chứng thuyên giảm, hãy làm thử nghiệm kiểm tra bằng cách ăn nhiều hơn một loại thực phẩm mà bạn đã loại đi, ví dụ: nếu là bột mì, ăn bánh mì, mì ăn liền, mì ống... nếu triệu chứng của bệnh dị ứng xuất hiện, thực phẩm đó được coi là tác nhân gây dị ứng. Nếu bạn đã có phản ứng cấp tính hoặc dị ứng với lạc và tôm, tuyệt đối không được làm thử nghiệm kiểm tra này vì bạn có nguy cơ bị choáng phản vệ, nguy hiểm tới tính mạng. Tiếp tục kiểm tra với các thực phẩm nghi ngờ khác. Khi phát hiện chính xác thực phẩm hay thành phần của thực phẩm gây dị ứng, hãy ngừng ăn thực phẩm này cũng như các chế phẩm của nó. Khi bị dị ứng nhẹ, cơ thể có thể tự điều chỉnh mà không cần dùng Thu*c. Nếu có biểu hiện nặng, cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế điều trị. Với người có tiền sử dị ứng thực phẩm, cần lưu ý khi lựa chọn thực phẩm, xem kỹ thành phần thực phẩm và các chất phụ gia được ghi trên nhãn mác trước khi mua và cũng cần mang theo Thu*c chống dị ứng để có thể điều trị kịp thời.

BS. Vũ Thu Dung

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/lam-gi-khi-di-ung-thuc-pham-n123778.html)

Tin cùng nội dung

  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY