Hô hấp hôm nay

Làm gì khi khàn giọng?

Các biện pháp điều trị khàn giọng (khàn tiếng) thường bao gồm nghỉ ngơi (hạn chế nói), luyện âm, dùng Thu*c men và/ hoặc phẫu thuật.
Khàn giọng

Khàn giọng (khan tiếng) có thể là một tình huống cấp tính của tắc nghẽn thanh quản, gây nguy hiểm tức thời đòi hỏi phải giải quyết cấp cứu như sốc phản vệ, bỏng đường hô hấp, dị vật, bệnh bạch hầu thanh quản... nhưng phần lớn đa số lành tính có thể can thiệp sớm mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng là dấu hiệu đe dọa tiềm ẩn của chứng bệnh ung thư. Vậy bạn sẽ làm gì khi mình khàn giọng?

Ảnh minh họa

Nguyên nhân gây khàn giọng

Nguyên nhân tiên phát:

- Viêm thanh quản cấp tính: viêm thanh quản do virút, viêm thanh quản do vi khuẩn, viêm nắp thanh quản cấp tính, viêm phế quản do vi khuẩn.

- Viêm thanh quản mãn tính: khói Thu*c lá tiếp xúc: kích thích và gây viêm thanh quản phù nề dây thanh âm.

Hét to, nói to… nhiều (nguyên nhân phổ biến nhất); trào ngược dạ dày (trào ngược viêm thanh quản); polyp thanh quản, Khối u thanh quản; dị vật; nang dây thanh.

- U hạt chấn thương (Traumatic Granuloma) do từ đặt nội khí quản.

Nguyên nhân thứ phát: do suy giáp, nhược cơ, liệt hành tủy, các bệnh hệ thống khác: viêm khớp dạng thấp, gout, lupus đỏ hệ thống, chấn thương (ví dụ như đặt nội khí quản).

Nguyên nhân gây tổn thương thần kinh thanh quản: phẫu thuật (tuyến giáp, cổ, ngực); các bệnh ác tính: ung thư tuyến giáp, ung thư thực quản, ung thư phổi; bệnh lý thần kinh: bệnh thần kinh đái tháo đường, bệnh lý thần kinh do virút.

Nguyên nhân gây khàn giọng chức năng (không có nguyên nhân gây tổn thương thực thể): chứng khó phát âm do co thắt, chứng tắt tiếng (hoàn toàn không có tiếng nói)…

Những yếu tố thuận lợi:

Khô niêm mạc thanh quản, ví dụ: độ ẩm thấp, tắc nghẽn mũi, hút Thu*c lá, ô nhiễm không khí hoặc phản ứng phụ của Thu*c(như Thu*c kháng histamine, hít steroids, và những chất chống tiết cholin (anticholinergics); nhiễm trùng đường hô hấp trên; mất tính đàn hồi của dây thanh âm do tuổi tác (lão hóa của giọng nói).

Cách chữa khàn giọng

Điều trị khàn giọng như thế nào?

Việc điều trị sẽ dựa vào những nguyên nhân gây bệnh. Điều trị thường bao gồm nghỉ ngơi(hạn chế nói), luyện âm, dùng Thu*c men và/ hoặc phẫu thuật. Các biện pháp không cần phẫu thuật là chữa trị chọn lựa đầu tiên đối với hầu hết các tổn thương lành tính của thanh quản. Bạn nên lưu ý: bất kỳ bệnh nhân bị khàn giọng kéo dài trên 3 tuần không rõ nguyên nhân cần khám và xét nghiệm để loại trừ bệnh ác tính.

Chữa trị không phẫu thuật

Giữ gìn giọng nói: hạn chế nói được sử dụng cho viêm thanh quản cấp tính, nói chung là các trình trạng khác gây sưng, phù nề cấp tính thanh quản. Trong giai đoạn nghỉ ngơi, bạn nên hạn chế các hành vi lạm dụng giọng nói, hát để ngăn chặn thiệt hại thêm dây thanh âm, thời gian khoảng từ một tuần đến vài tuần tùy thuộc vào từng bệnh lý và cân bằng vấn đề khác, như bạn cần phải sử dụng tiếng nói tại nơi làm việc.

Điều trị bằng Thu*c men: gồm Thu*c kháng sinh, Thu*c chống viêm corticoid, Thu*c tiêu nhầy, Thu*c chống trào ngược, và các Thu*c chống viêm non- steroid. Cụ thể:

Điều trị trào ngược dạ dày - thực quản (nếu nghi ngờ): lưu ý về chế độ ăn uống. Các Thu*c điều trị bệnh dạ dày như Thu*c ức chế bơm proton, Thu*c kháng tiết acid, Thu*c bảo vệ niêm mạc dạ dày…

Điều trị các bệnh như trên đã đề cập như: nghiện rượu, dị ứng viêm phế quản, viêm thanh quản…

Luyện âm: bác sĩ sẽ hướng dẫn các kỹ thuật để giảm thiểu các hành vi có hại và những cách thức để đạt được hiệu quả phát âm tốt. Bao gồm: kỹ thuật vệ sinh thanh âm, thư giãn và hít thở, các bài tập luyện âm (gồm các bài tập để tăng cường các dây thanh âm, giúp thư giãn và tập thở và các bài tập nhằm cải thiện). Luyện âm có thể hỗ trợ điều trị có hiệu quả cho cả hai tình huống do tổn thương thực thể (như nốt sần và polyp) và do nguyên nhân không có tổn thương thực thể (như khàn tiếng do căng cơ).

Chuyển đến bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng: nếu như việc điều trị xem ra không thay đổi và không có cải thiện, để kiểm tra tỉ mỉ giọng nói và làm các đánh giá sâu hơn nhờ những phương tiện chẩn đoán như nội soi...

Chữa trị bằng phẫu thuật việc điều trị bằng phương pháp này: tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ mà hướng xử lý khác nhau, như: từ tiêm chích Thu*c, điều trị bằng laser, mổ nội soi hoặc mổ hở với phạm vi khác nhau.

Với chứng khó phát âm do co thắt (spasmodic dysphonia): điều trị bằng chích botulinum toxin hoặc vào các cơ nhẫn - phễu sau, hoặc vào các cơ nhẫn - giáp.

Thường hay gặp là phẫu thuật những tổn thương như nang dây thanh (thường được chỉ định cắt càng sớm càng tốt), các nốt sần và các polyp nếu có, hiệu quả nhất hiện nay là qua ống nội soi mềm. Ngoài ra, với trường hợp ung thư thanh quản thì tùy thuộc mức độ mà bác sĩ có thể áp dụng phẫu thuật bảo tồn hay cắt một phần thanh quản, hay cắt bỏ thanh quản toàn phần, sau phẫu thuật này người bệnh phải thở qua lỗ mở của khí quản trực tiếp khâu nối ra vùng da ở cổ, đi kèm tia xạ và vô hóa chất.

- Bác sĩ có thể áp dụng phương pháp phẫu thuật khác nhau để điều trị liệt dây thanh âm (vocal cord paralysis.)…

Tự chăm sóc tại nhà

Khàn giọng có thể diễn ra trong khoảng thời gian ngắn (cấp tính) hoặc lâu dài (mãn tính).

Nghỉ ngơi và theo thời gian có thể cải thiện khàn giọng. Khóc, la hét, và nói quá nhiều hoặc hát to quá có thể làm cho khàn tiếng nhiều hơn. Bạn nên kiên nhẫn, bởi vì quá trình chữa bệnh có thể mất vài ngày đến vài tuần.

Không nói chuyện, trừ khi bạn cần thiết phải nói và tránh thì thầm. Thì thầm có thể làm căng các dây thanh âm nhiều hơn là nói.

Tránh dùng Thu*c chống sung huyết như để thông mũi, vì Thu*c thông mũi làm khô dây thanh âm và kéo dài tình trạng khan tiếng.

Nếu bạn hút Thu*c, nên giảm bớt hoặc ngừng hút Thu*c (Thu*c và rượu đều là chất kích thích, rượu còn làm mất nước). Giảm dùng caffeine.

Làm ẩm không khí với bình phun hơi nước hoặc uống nước đầy đủ và có thể dùng tắc chưng đường phèn… giảm phần nào khan tiếng.

Nên khám bác sĩ nếu:

- Khó thở hoặc khó nuốt.

- Khàn giọng kèm theo chảy nước dãi, nước mũi, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.

Trẻ em dưới 3 tháng tuổi bị khan giọng.

- Khàn giọng kéo dài hơn 1 tuần đối với trẻ em, hoặc 3 tuần đối với người lớn.


Theo BS. Ngô Hữu Lộc - Sức khỏe và Đời sống
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/lam-gi-khi-khan-giong-n231896.html)

Tin cùng nội dung

  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY