12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Làm sao để không lây nhiễm chéo khi sống cùng nhà với F0?

Nếu trong gia đình có F0, thì người dân cần lưu ý một số biện pháp phòng chống dịch để tránh lây nhiễm cho bản thân.

Theo thống kê của Bộ Y tế, tính đến ngày 27/2, Hà Nội có 261.274 bệnh nhân đang điều trị, cách ly tại nhà, chiếm 96,74% tổng số F0.

Trong bối cảnh đó, nhiều người cho rằng, sống chung một nhà với F0, nhất là ở trong nhà khép kín, nhà chung chư có diện tích chật hẹp thì việc giữ tuyệt đối cho bản thân không mắc COVID-19 là điều rất khó.

Những người thân trong gia đình và bệnh nhân tốt nhất nên ở và sinh hoạt (tắm giặt, ăn uống) ở phòng riêng biệt.

PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, để tránh lây nhiễm khi sinh sống cùng người mắc Covid-19, những người thân trong gia đình tốt nhất ở và sinh hoạt (tắm giặt, ăn uống) phòng riêng biệt. Dù là F0 hay F1, các thành viên đều tuân thủ đeo khẩu trang, xịt khuẩn, thường xuyên theo dõi sức khoẻ bản thân.

TS Nga khuyến cáo, mọi người nên hạn chế nói chuyện, có thể gọi điện hoặc nhắn tin. Đặc biệt các vị trí như bếp nấu, nhà vệ sinh, tay nắm cửa,... cần tránh tiếp xúc. Nếu phải sử dụng chung nhà vệ sinh, thì cả F0 và F1 phải có ý thức. Nên giữ nhà vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng thì nguy cơ lây lan không lớn. Mỗi người sau khi sử dụng xong thì nên cọ rửa, dội nước xà phòng, tẩy rửa thì mới đảm bảo an toàn. Người dùng khi đi vệ sinh cần đậy nắp lại mới dội nước để tránh chất thải bắn ra ngoài. Các thành viên không nên ho, khạc nhổ bừa bãi để tránh virus lây lan. Chú ý vệ sinh thường xuyên các vị trí như tay nắm cửa nhà vệ sinh, công tắc điện.

Theo khuyến cáo của Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Bệnh tật Mỹ (CDC), ở cùng nhà vời F0 sẽ có nguy cơ phơi nhiễm cao. Cần có những biện pháp phòng ngừa cụ thể:

Đeo khẩu trang trong nhà

Cần đeo khẩu trang cung cấp khả năng bảo vệ tốt khi tiếp xúc với bệnh nhân.

Theo CDC, nếu trong gia đình có người mắc COVID-19, các thành viên nên đeo khẩu trang vừa vặn. Khi tiếp xúc gần F0 thì khẩu trang N95 và KN95 cung cấp khả năng bảo vệ tốt nhất.

Làm sạch và khử trùng nhà thường xuyên

Nếu có thể, hãy dành một phòng ngủ và phòng tắm riêng cho người bị bệnh. Nếu không thể tách biệt, thành viên mắc COVID-19 nên làm sạch và khử trùng các bề mặt và vật dụng sau mỗi lần dùng.

Nếu người bệnh không đủ sức khỏe để tự vệ sinh, một thành viên khác trong nhà đeo khẩu trang, găng tay để làm sạch và khử trùng khi cần thiết. Đảm bảo phòng sinh hoạt chung được thông thoáng.

Làm xét nghiệm tại nhà

Tiếp tục theo dõi các triệu chứng và thực hiện xét nghiệm lặp lại vài ngày một lần hoặc theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

Ngoài ra, CDC cũng cho biết, những người mắc COVID-19 từ mức độ nhẹ đến trung bình có khả năng lây nhiễm không quá 10 ngày sau khi khởi phát triệu chứng. Người có biểu hiện nặng hơn có khả năng lây nhiễm không quá 20 ngày sau khi phát bệnh.

Đăc biệt, những người đã khỏi bệnh vẫn có thể cho kết quả dương tính trong tối đa 3 tháng sau khi nhiễm. Tuy nhiên, những cá nhân này không còn lây nhiễm trong thời gian đó.

Phong Vũ

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/lam-sao-de-khong-lay-nhiem-cheo-khi-song-cung-nha-voi-f0-33777/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY