Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Làm sao kiểm soát tốt biến chứng tiểu đường trong dịch Covid-19?

Mặc dù người tiểu đường có nguy cơ Tu vong khi mắc Covid-19 nhưng nếu kiểm soát tốt biến chứng, bạn sẽ có đủ sức để chống chọi nếu lỡ bị bệnh.

Nhiễm Covid-19 – “đòn chí mạng” của người bệnh tiểu đường có biến chứng

Theo thống kê của WHO, nguy cơ Tu vong đối với người tiểu đường khi mắc Covid-19 là 7,3%, cao thứ 2 chỉ sau bệnh tim mạch (10,5%). Các con số cũng chỉ ra phần lớn các ca Tu vong nằm ở nhóm người tiểu đường lâu năm và đã mắc biến chứng trên tim mạch, suy thận,...

Bản thân người bệnh tiểu đường bị biến chứng vốn đã có sức khỏe kém do cơ thể phải cùng lúc chống đỡ với nhiều bệnh khác nhau. Mắc thêm Covid-19 là một “đòn chí mạng” bởi hệ miễn dịch yếu sẽ khiến cho virus phát tán nhanh, gây ra tình trạng bội nhiễm. Cùng với đó, Covid-19 gây viêm phổi dẫn tới không cung cấp đủ oxy cần thiết cho các cơ quan đang bị biến chứng tiểu đường như tim, thận, bàn chân, hệ thần kinh... Cả hai điều này khiến biến chứng tiểu đường nặng lên, điều trị phức tạp hơn và người bệnh sẽ khó qua khỏi.

Theo lời khuyên từ chuyên gia, kiểm soát tốt sẽ giúp tăng khả năng miễn dịch, giảm nguy cơ mắc và bội nhiễm do Covid-19. Khống chế các biến chứng ngay từ đầu, cơ thể sẽ dồn toàn bộ sức lực để chiến đấu với virus mà không phải phân tán cho việc điều trị các bệnh khác. Như vậy, trong trường hợp nhiễm Covid-19, cơ hội khỏi bệnh của bạn sẽ cao hơn.

5 điều cần biết để giúp kiểm soát biến chứng tiểu đường tại nhà

Tổ chức Y tế khuyến cáo những người trên 60 tuổi hoặc những người mắc bệnh mạn tính như tiểu đường, tim mạch nên hạn chế ra khỏi nhà, hạn chế tiếp xúc với cộng đồng trong mùa dịch Covid-19. Vì nguy cơ mắc bệnh cao và khi nhiễm SARS-CoV-2 bệnh sẽ nặng hơn, mất nhiều thời gian để phục hồi hơn và nguy cơ Tu vong cao hơn rất nhiều lần so với người không có bệnh lý nền.

Vậy nên, ngay từ bây giờ bạn cần nắm chắc và thực hiện tốt những hướng dẫn dưới đây để kiểm soát tốt đường huyết, kiểm soát tốt biến chứng và các bệnh cơ hội mắc kèm. Chỉ có như vậy cơ thể mới khỏe mạnh, hệ miễn dịch mới đủ mạnh mẽ để chống đỡ được dịch bệnh Covid-19

Thứ nhất, kiểm soát tốt đường huyết, mỡ máu, huyết áp

Kiểm soát đường huyết, huyết áp và mỡ máu trong ngưỡng an toàn là cách tốt nhất để giảm biến chứng tim mạch, suy thận do bệnh tiểu đường. Hãy duy trì sử dụng Thu*c giảm đường máu, Thu*c hạ cholesterol và Thu*c giảm huyết áp theo đơn bác sỹ

Tốt nhất, bạn nên mua máy đo đường huyết và huyết áp tại nhà để theo dõi các chỉ số này mà không phải đến cơ sở y tế. Nên đo đường huyết và huyết áp tối thiểu 1 lần/ngày và ghi chép lại trong một cuốn sổ. Nếu thấy chỉ số cao hơn bình thường, hãy liên lạc với bác sĩ để được hướng dẫn điều chỉnh Thu*c từ xa.

Thứ 2, tăng cường sức khỏe thể chất và hệ miễn dịch nhờ lối sống khoa học

Lối sống khoa học không chỉ giúp bạn giữ được sức khỏe thể chất, tinh thần mà còn giúp tăng cường chức năng hệ miến dịch. Điều này rất quan trọng vì đường huyết cao không chỉ làm cơ thể mọi mệt mà còn làm ức chế hệ miễn dịch, làm giảm khả năng chống đỡ của cơ thể khi bị virus, vi khuẩn tấn công.

Bạn nên bắt đầu bằng việc ăn uống, ngủ nghỉ điều độ và duy trì việc tập thể dục 30 phút mỗi ngày với các bài tập trong nhà như chạy tại chỗ nâng cao khớp gối hoặc tập Yoga, tập thiền, tập hít thở bằng cơ bụng.

Chế độ ăn trong những ngày này nên bổ sung thêm nhiều rau củ quả, trái cây tươi (ít ngọt), các loại quả hạch (lạc, hạt điều, hạnh nhân), trái cây có múi (cam, bưởi) để tăng cường vitamin, chất chống oxy hóa giúp giảm thiểu căng thẳng. Ăn đúng cách (ăn đĩa rau nhỏ trước khi ăn đến cơm và thức ăn); Ăn đúng giờ cũng là cách giúp ổn định đường huyết sau ăn hiệu quả, từ đó giảm biến chứng tim mạch, biến chứng thần kinh...

Thứ 3, chăm sóc bàn chân đúng cách để ngừa biến chứng

Mỗi ngày, hãy dành 10 phút buổi sáng và 10 phút trước khi đi ngủ để kiểm tra bàn chân, phát hiện vết thương, vết loét, nhiễm trùng. Bệnh tiểu đường gây mất cảm giác, nên bạn buộc phải kiểm tra bằng mắt thường. Đây là 20 phút “quyết định” bạn có bị biến chứng phải cắt cụt chân hay không.

Lưu ý dù ở trong nhà cũng phải luôn luôn đi dép để tránh dẫm phải vật sắc nhọn. Bên cạnh đó, cần vệ sinh chân sạch sẽ, thấm khô bằng khăn để tránh nấm ngứa. Nếu bị tê bì, châm chích, nóng rát ở chân, bạn hãy massage để tăng cường lưu thông máu. Không ngâm/chườm chân nước nóng vì có thể gây bỏng.

Thứ 4, kiểm soát biến chứng với sản phẩm hỗ trợ chuyên biệt

Bên cạnh các phương pháp hạ đường huyết, bạn có thể kết hợp sử dụng các sản phẩm hỗ trợ để làm tăng hiệu quả điều trị, đặc biệt trong kiểm soát biến chứng tiểu đường. TPBVSK Hộ Tạng Đường là một trong những sản phẩm uy tín được chuyên gia khuyên dùng.

Với thành phần chống oxy hóa (Nhàu, Câu kỷ tử, Alpha Lipoic Acid), Hộ Tạng Đường giúp bảo vệ sự toàn vẹn của mạch máu sẽ giúp giảm thiểu tổn thương các cơ quan đích như tim, mắt, thận, hệ thần kinh và bàn chân khỏi biến chứng tiểu đường.

Người bệnh tiểu đường chia sẻ kinh nghiệm kiểm soát biến chứng

Thứ 5, giảm căng thẳng để tránh biến chứng nặng lên

Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, chắc hẳn bạn không tránh khỏi lo lắng cho sức khỏe của bản thân và gia đình. Tuy nhiên, lo lắng quá mức chỉ khiến cho đường huyết, mỡ máu, huyết áp tăng cao và kéo biến chứng tiểu đường thêm nặng.

Hãy trò chuyện cùng người thân nhiều hơn, nghe nhạc, hát karaoke, đọc báo và xem các chương trình tivi để giải tỏa căng thẳng, lo âu.

Đọc thêm: Chia sẻ kinh nghiệm chiến thắng biến chứng tiểu đường

Gợi ý lịch sinh hoạt 1 ngày cho người tiểu đường khi cách ly tại nhà

Trong thời gian cách ly, nhịp sinh hoạt của bạn rất dễ bị đảo lộn vì ở cùng với con, cháu. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc điều chỉnh lại, hãy tham khảo thời gian biểu sau đây:

Mặc dù biến chứng tiểu đường làm tăng nguy cơ Tu vong khi mắc Covid-19 nhưng đừng quá lo lắng bởi chính phủ đã có những biện pháp tốt để ngăn chặn dịch bệnh. Thực hiện 5 lưu ý trong bài viết này sẽ giúp bạn chuẩn bị cả tinh thần và thể chất để vượt qua đại dịch.

Sử dụng TPBVSK HỘ TẠNG ĐƯỜNG là một trong những giải pháp được nhiều chuyên gia khuyên dùng trong mùa dịch Covid-19 nhằm hỗ trợ nâng cao hiệu quả kiểm soát biến chứng và ổn định đường huyết.

Kim Chi - 0936.057.996 - 0968.437.863

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo đất việt (https://baodatviet.vn/doi-song/suc-khoe/lam-sao-kiem-soat-tot-bien-chung-tieu-duong-trong-dich-covid-19-3400082/)

Tin cùng nội dung

  • Không sử dụng các Thu*c nhuận tràng để điều trị táo bón. Việc sử dụng các Thu*c này có thể gây suy yếu ruột và khiến cơ thể phụ thuộc vào Thu*c
  • Xin chào Mangyte, Hiện tôi đang bị phình giáp đa hạt thùy trái, Mangyte có thể giúp tôi địa chỉ phòng khám của một số bác sĩ chuyên khoa Nội Tiết giỏi được không ạ? Tôi chân thành cảm ơn.
  • Sáng nay (8/4) đi khám sức khỏe cùng cơ quan, tôi phát hiện ra bị tiểu đường với mức đường huyết lên đến 135mg/dl. Quá bất ngờ. Tôi không hiểu về chỉ số trên. Mangyte tư vấn giúp tôi nên làm gì, đi khám bác sĩ nào để bắt đầu điều trị.Tôi muốn đến phòng mạch tư để có thể trao đổi nhiều hơn với bác sĩ. Xin cảm ơn. Rất mong hồi âm sớm.
  • Ba tôi bị tiểu đường đã lâu, nay có biến chứng hoại tử ở chân, điều trị mãi không khỏi nhưng gia đình không muốn ba tôi phải đoạn chi. Nghe nói có phương pháp điều trị bằng oxy cao áp có thể giúp giữ lại chân tay cho người bệnh tiểu đường. Xin hỏi bệnh viện nào có điều trị phương pháp này và chi phí có tốn kém lắm không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Hương - huomgnguyen...@yahoo.com.vn)
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là danh từ dùng để chỉ một nhóm các bệnh lý ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường trong máu, thường đặc trưng bởi tăng đường máu.
  • Bệnh tiểu đường là một bệnh nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Đó là lý do bệnh nhân cần được châm sóc từ nhiều bác sĩ.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Nền nhiệt thấp và mưa phùn ẩm, chế độ ăn uống sinh hoạt thả phanh ngày Tết chính là yếu tố khiến nhiều người dễ bị gặp phải những căn bệnh này.
  • Bài Thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu đường
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY