Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Làm thế nào để giảm tỉ lệ Tu vong ở trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số?

MangYTe - Bên cạnh vấn đề giáo dục, vấn đề y tế và chăm sóc sức khỏe người dân tộc thiểu số cũng rất được quan tâm. Trong đó, việc cải thiện tỉ lệ Tu vong ở trẻ em là một trong những mục tiêu cốt lõi nhằm nâng cao chất lượng dân số.

Thực trạng Tu vong của trẻ em vùng DTTS

Những năm qua, tỉ lệ tử vong ở trẻ em là một trong những thách thức rất lớn với người (dtts). theo thống kê 2018, về tỉ suất Tu vong ở trẻ dưới 5 tuổi, có đến 75% dân tộc có tỉ suất cao hơn 27 phần nghìn (mục tiêu 2020) và chỉ có một dân tộc có tỉ suất dưới 22 phần nghìn (mục tiêu 2025).

Tình trạng Tu vong trẻ em đặc biệt đáng báo động đối với các dân tộc: La Hủ, Lự, Mảng, Si La, Rơ Măm và Cờ Lao với tỉ lệ Tu vong trẻ dưới 1 tuổi lên tới trên 40 phần nghìn và trẻ dưới 5 tuổi trên 60 phần nghìn (cao gấp 2,5 lần bình quân của các DTTS và gấp 3 lần mức bình quân chung của cả nước).

Bên cạnh vấn đề giáo dục, vấn đề y tế và chăm sóc sức khỏe người dân tộc thiểu số cũng rất được quan tâm. Ảnh TL

Theo số liệu của trung tâm y tế huyện (tỉnh điện biên) năm 2017, toàn huyện có tới 90 trẻ dưới 5 tuổi Tu vong, nhiều nhất là các xã: phì nhừ (17 trường hợp), pú nhi (10 trường hợp). đến năm 2018, toàn huyện chỉ giảm được 2 ca so với năm 2017. các xã chiếm tỷ lệ cao vẫn là các xã có giao thông đi lại khó khăn, kinh tế kém phát triển, như: phì nhừ (14 ca), háng lìa (11 ca); phình giàng (10 ca)… chỉ tính riêng trong 7 tháng đầu năm 2019, toàn huyện cũng đã ghi nhận có tới 48 trẻ dưới 5 tuổi Tu vong.

Đâu là nguyên nhân?

Tỉ lệ trẻ Tu vong dưới 1 tuổi thường liên quan nhiều đến các yếu tố dinh dưỡng, chăm sóc cho bà mẹ khi mang thai và sinh nở. Đồng thời, các tập quán chăm sóc lạc hậu của DTTS với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai, góp phần không nhỏ vào tỷ lệ tử vong cao của trẻ em.

Các tập quán phổ biến của người DTTS bao gồm: sinh con tại nhà, bên bìa rừng, bờ suối, không cần trợ giúp của chuyên viên y tế; cắt rốn trẻ sơ sinh bằng cật nứa, lưỡi liềm; tắm cho trẻ sơ sinh bằng nước lạnh...

Việc kết hôn sớm, sinh con khi người phụ nữ chưa phát triển hoàn thiện về mặt tâm, S*nh l* có thể gây ra nhiều hệ lụy như đẻ non, thai nhi kém phát triển, suy dinh dưỡng, thể trạng yếu,... Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên, người mẹ chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về chăm sóc, nuôi dạy con cái, trẻ ít được quan tâm, nuôi nấng đúng cách, nguy cơ nhẹ cân, mắc các bệnh truyền nhiễm,... cũng cao hơn.

Cần tăng cường kiến thức chăm sóc cho bà mẹ và trẻ sơ sinh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ảnh minh hoạ

Hơn nữa, đa phần các DTTS không có thói quen khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế mà chủ yếu lựa chọn các phương pháp mê tín dị đoan, chữa bệnh theo kinh nghiệm. Mặc dù thẻ bảo hiểm y tế được cấp phát miễn phí cho người DTTS nhưng số liệu điều tra cho thấy, tỷ lệ sử dụng thẻ bảo hiểm y tế rất thấp.

Bên cạnh đó, hôn nhân cận huyết dẫn đến nhiều hệ lụy, làm suy yếu giống nòi, sinh con dị dạng, mang nhiều bệnh di truyền, nguy cơ tử vong cao. Hôn nhân cận huyết để lại nhiều hậu quả nặng nề, trẻ sinh ra từ các cặp hôn nhân cận huyết có nguy cơ rất cao mắc các dị tật bẩm sinh như dị dạng, tim mạch, Down, thiểu năng trí tuệ, bệnh tan máu bẩm sinh...

Mặt khác, đặc trưng phân bố dân cư với điều kiện sống khắc nghiệt, tập quán lạc hậu, hôn nhân cận huyết, bệnh viện ở xa nơi sinh sống, địa bàn khó khăn... cũng là nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ Tu vong cao ở trẻ.

Giải pháp "tiên quyết" giảm tỉ lệ Tu vong ở trẻ vùng DTTS

Trước tiên, cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, ưu tiên hạ tầng giao thông đi lại đến các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc bị chia cắt, cô lập. Cụ thể, hạ tầng giao thông tại các tỉnh Lai Châu, Hà Giang, và Kon Tum đến các nhóm dân tộc bị chia cắt cần được ưu tiên trước.

Khi điều kiện đi lại thuận tiện, người dân mới dễ dàng giao thương với các dân tộc khác, sẵn sàng đến các cơ sở y tế khám chữa bệnh, sinh con,... Vì thế, tình trạng hôn nhân cận huyết, tảo hôn, sinh con tại nhà, ... cũng giảm bớt đi. Xây dựng trường mầm non, khuyến khích trẻ đến trường, giảm thiểu tình trạng trẻ em DTTS lang thang, không có người giám sát, phòng tránh tai nạn, thương tích.

Cải thiện các điều kiện vệ sinh, nước sạch, ngăn ngừa bệnh dịch. Tuyên truyền, vận động về các biện pháp vệ sinh sạch sẽ, ăn chín uống sôi, ngủ có màn,.. Tăng cường giáo dục giới tính trong nhà trường cho các em học sinh, tránh tình trạng kết hôn sớm, hôn nhân cận huyết của người DTTS.

Chị Chu Thị Vân (bên trái), cô đỡ thôn bản của phụ nữ và trẻ em xóm Cốc Phia, xã Quang Trung, huyện Hòa An (Cao Bằng). Ảnh: Tuấn Dũng

Tăng cường, bổ sung lực lượng "cô đỡ thôn bản". Mô hình "cô đỡ thôn bản" được triển khai và nhân rộng trong thời gian qua cho thấy tính hiệu quả của sáng kiến y tế cộng đồng này. Cô đỡ thôn bản là cầu nối giữa y tế địa phương với người DTTS. Họ hiểu ngôn ngữ, văn hóa, tập tục tín ngưỡng dân tộc, đồng thời có chuyên môn y tế, giúp giảm thiểu tai biến sản khoa và tử vong trẻ sơ sinh.

Bên cạnh việc tăng cường đào tạo cán bộ y tế thôn bản đảm nhận chức năng cô đỡ, cần duy trì chế độ phụ cấp hợp lý để tăng cường lực lượng cô đỡ thôn bản, tạo điều kiện để họ thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, đặc biệt tại những vùng đặc biệt khó khăn, nơi tập quán đi khám thai và không đến đẻ tại các cơ sở y tế còn phổ biến. Đồng thời, nâng cao chất lượng công tác chuyển tuyến sơ sinh và trẻ em, hỗ trợ các thôn bản vùng đặc biệt khó khăn thành lập các nhóm chuyển tuyến dựa vào cộng đồng

Qua đó có thể nhận thấy, để giảm tỉ lệ Tu vong của trẻ em DTTS, cần các biện pháp đồng bộ, toàn diện bao gồm cả cải thiện sinh kế, thu nhập của hộ gia đình, cải thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao khả năng tiếp cận các cơ sở hạ tầng thiết yếu, đặc biệt là đường sá giao thông, trung tâm y tế và trường học.

Diệp Chi

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/dan-so/lam-the-nao-de-giam-ti-le-tu-vong-o-tre-em-vung-dong-bao-dan-toc-thieu-so-20210725143825337.htm)

Tin cùng nội dung

  • Đối với những người bị bệnh hen phế quản khi mang thai nếu để bị lên cơn hen sẽ rất nguy hiểm vì có thể gây thiếu ôxy cho thai nhi.
  • Trong thời kỳ mang thai, các nhu cầu về năng lượng, chất đạm, chất béo, các vitamin và khoáng chất đều tăng lên để đáp ứng sự phát triển của cả mẹ và con.
  • Trong thời kỳ mang thai, do thay đổi về hooc-môn, chế độ dinh dưỡng,… nên nhiều thai phụ thường gặp phải những vấn đề về răng miệng như sâu răng, viêm lợi, bệnh nha chu…
  • Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
  • Khi mang thai, cơ thể của người phụ nữ có sức đề kháng rất kém. Điều này dẫn đến việc thai phụ dễ nhiễm các loại bệnh như: Cảm cúm, ho, sổ mũi, và sốt. Theo ước tính sốt khi mang thai gặp khoảng 15% các trường hợp, nhiều bà mẹ quá lo lắng và không biết hệ lụy của vấn đề trên.
  • Thủy đậu được coi là bệnh lành tính nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách ở cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể trở thành một mối lo lớn đối với các bà mẹ trong thời kỳ mang thai vì nó có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
  • Đau dây chằng là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ mang thai. Khi mang thai, để hỗ trợ tử cung nâng đỡ trọng lượng của em bé, nước ối, nhau thai…thì dây chằng của người mẹ cũng mở rộng và phát triển nên dây chằng sẽ căng và thai phụ sẽ cảm thấy ê ẩm, đau đớn.
  • Thời gian mang thai được coi là một yếu tố nguy cơ NKTN ở phụ nữ. Nguy hiểm hơn là có từ 5 đến 10% thai phụ mắc bệnh nhưng không có dấu hiệu lâm sàng.
  • Bệnh lây qua đường T*nh d*c trong thai kỳ, có thể gây ra nguy cơ sẩy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân, và bệnh lý ở trẻ sơ sinh.
  • Mỗi khi sản phụ bị sốt chưa rõ nguyên nhân, ta phải chú ý ngay tới viêm thận – tiết niệu .
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY