12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Làm thế nào để ngăn ngừa bong tróc da cháy nắng một cách an toàn và những cách tốt nhất để tránh bị cháy nắng?

Các vết cháy nắng có thể gây mẩn đỏ, sưng tấy, đau nhức và trong trường hợp nặng hơn có thể gây bong tróc da.

Da bong tróc là một dấu hiệu cho thấy cơ thể đang tự phục hồi, nhưng nó có thể gây khó chịu, ngứa ngáy và làm mất thẩm mỹ. Nếu da của bạn bắt đầu bong tróc sau một đợt cháy nắng đặc biệt nghiêm trọng, điều bạn tuyệt đối không nên làm là gọt, lột hoặc gãi vùng da bị bong tróc để tránh bị nhiễm trùng.

Điều này là này là do việc kéo hoặc gãi lớp da bong tróc có thể làm lộ ra lớp da chưa lành bên dưới, lớp da này sẽ không có hàng rào thích hợp để chống lại vi khuẩn có hại tiềm ẩn.

Khi da bị bong tróc, tốt nhất bạn nên để cơ thể tự phục hồi - (Ảnh: Insider).

Vì vậy, trong khi da bị bong tróc, tốt nhất bạn nên để cơ thể tự phục hồi. Da thường sẽ ngừng bong tróc sau khi vết cháy nắng đã lành và thường mất khoảng một tuần đối với các vết bỏng nhẹ đến trung bình.

Dưới đây là một số mẹo về cách điều trị da bong tróc, cùng với các bước đơn giản mà bạn có thể thực hiện để tránh bị cháy nắng hiệu quả.

1. Chườm lạnh hoặc tắm nước mát

Mặc dù chườm lạnh hoặc tắm nước mát không ngăn được tình trạng bong tróc da. Tuy nhiên, nếu vết cháy nắng đặc biệt nóng, sưng tấy và khó chịu thì nước mát sẽ giúp giảm đau tạm thời. Tuy nhiên, bạn cũng cần tránh sử dụng xơ mướp và khăn cứng khi tắm vì những thứ này có thể kéo theo hoặc kích ứng da bong tróc.

Bạn cũng không bao giờ được chườm đá trực tiếp lên vùng da bị cháy nắng vì lạnh quá có thể làm tổn thương da sâu hơn và có khả năng làm tình trạng bong tróc trầm trọng hơn làm chậm quá trình chữa lành.

2. Thoa nha đam hoặc kem dưỡng ẩm

Sử dụng kem dưỡng ẩm phù hợp có chứa nha đam giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành và giảm bong tróc. Nha đam có chứa các hợp chất chống viêm làm giảm sưng tấy và thúc đẩy quá trình chữa lành.

Khi chọn kem dưỡng ẩm, hãy đảm bảo tránh các loại kem làm từ dầu mỏ hoặc dầu, vì chúng có thể giữ nhiệt tỏa ra trên da làm cho vết cháy nắng càng thêm kích ứng.

Nha đam có chứa các hợp chất chống viêm làm giảm sưng tấy và thúc đẩy quá trình chữa lành vết cháy nắng - (Ảnh: Freepik).

3. Uống thuốc chống viêm

Thuốc chống viêm không steroid như aspirin hoặc ibuprofen giúp làm dịu da và giảm một số cơn đau do cháy nắng. Bạn có thể dùng thuốc bằng đường uống hoặc nghiền nát viên aspirin hoặc ibuprofen và trộn chúng với một ít nước để tạo thành hỗn hợp sền sệt sau đó nhẹ nhàng thoa lên vết cháy nắng.

Bạn cũng có thể mua các loại kem chống viêm. Tuy nhiên, tương tự như kem dưỡng ẩm, hãy tránh các loại kem làm từ dầu mỏ hoặc dầu.

4. Tắm bằng bột yến mạch

Bột yến mạch dạng keo yến mạch có đặc tính chống viêm giúp làm giảm sưng tấy. Nó cũng giúp da giữ được độ ẩm, hỗ trợ quá trình chữa lành. Bột yến mạch dạng keo không giống như bột yến mạch bạn ăn vào bữa sáng, tuy nhiên, bạn có thể sử dụng yến mạch nguyên hạt để làm bột yến mạch dạng keo.

Cho một ít yến mạch nguyên hạt chưa nấu chín vào máy xay thực phẩm hoặc máy xay sinh tố và xay thành bột mịn. Cho khoảng 1 cốc vào bồn nước ấm hoặc mát và ngâm mình trong 10-15 phút.

Một số biện pháp để ngăn ngừa cháy nắng

Cháy nắng xảy ra khi da tiếp xúc với quá nhiều tia cực tím (UV). Bằng cách che phủ, bạn có thể ngăn ngừa cháy nắng hoặc bảo vệ vết cháy nắng hiện có khỏi những tổn thương sâu hơn làm tăng nguy cơ bong tróc da.

- Sử dụng kem chống nắng phổ rộng ít nhất là SPF 30 và nhớ kiểm tra ngày hết hạn.

- Tránh ánh nắng mặt trời trong giờ cao điểm từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều.

- Cố gắng tìm các con đường có nhiều bóng râm khi phải đi ra ngoài.

- Nếu bạn không có kem chống nắng, hãy đội mũ rộng vành, áo dài tay và quần dài.

- Giữ cho da luôn được bảo vệ ngay cả khi bạn đang ở trong nhà hoặc đang lái xe vì bạn vẫn có thể bị cháy nắng qua cửa sổ.

Nếu bạn lo lắng rằng vết bỏng da do cháy nắng không lành hoặc bạn có thể bị nhiễm trùng, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Khi da đã bong tróc xong, bạn cần phải cẩn thận hơn trong việc chống nắng, vì da bị bong tróc sẽ dễ bị bỏng hơn trong vài tuần đầu.

Thanh Thanh

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/lam-the-nao-de-ngan-ngua-bong-troc-da-chay-nang-mot-cach-an-toan-va-nhung-cach-tot-nhat-de-tranh-bi-chay-nang-30768/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY