Sức khỏe hôm nay

Làm thế nào để ngăn ngừa cận thị ở trẻ em?

Cận thị là một bệnh lý về mắt rất phổ biến, đặc biệt là trẻ em trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Việc trẻ tiếp xúc quá nhiều và sớm với các thiết bị điện tử là thủ phạm chính gây ra cận thị.

Vậy, làm thế nào để ngăn ngừa cận thị ở trẻ em, làm thế nào để giảm tác hại của điện thoại di động, máy tính bảng, máy tính và các sản phẩm điện tử khác đối với thị lực của trẻ?

1. Môi trường sinh hoạt

Cố gắng giữ độ sáng màn hình điện thoại phù hợp với độ sáng xung quanh. Bạn có thể cài đặt chế độ hiển thị độ sáng điện thoại để tự động điều chỉnh độ sáng màn hình theo ánh sáng môi trường xung quanh.

Không nhìn vào điện thoại ở ngoài trời nơi có ánh nắng quá mạnh. Không nhìn vào điện thoại trong bóng tối sau khi tắt đèn.

2. Tránh các thói quen xấu gây hại cho mắt

Không nên nằm nghiêng nhìn điện thoại. Khi nằm nghiêng, một mắt sẽ nhìn thẳng vào điện thoại, mắt còn lại sẽ bị che và ép lại dẫn đến hiện tượng chồng chéo hình ảnh, dễ dẫn đến mù tạm thời cho mắt.

Cận thị là một bệnh lý về mắt rất phổ biến, đặc biệt là trẻ em trong cuộc sống hiện đại ngày nay.

Không sử dụng các sản phẩm điện tử liên tục trong thời gian dài, nên cho mắt nghỉ ngơi ít nhất 10 phút sau mỗi 30 phút khi nhìn vào màn hình, có thể tập mắt khi nghỉ hoặc nhìn xa.

3. Chú ý đến chế độ ăn uống

Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin A như cà rốt, cam, cà chua, gan động vật,… để giúp giảm tiêu thụ tế bào cảm quang rhodopsin trên võng mạc mắt và bảo vệ thị lực.

4. Giảm thời gian dùng thiết bị điện tử

Không còn nghi ngờ gì nữa, để giảm tác hại của các sản phẩm điện tử đối với mắt, việc giảm thời gian chơi được đặt lên hàng đầu. Nhiều trẻ chơi nhiều giờ liên tục không những bị khô, nhức mắt mà còn rất dễ gây cận thị.

Lý do khiến độ cận thị ngày càng sâu khi trưởng thành

Có một số lý do khiến cho độ cận thị của trẻ ngày càng tăng khi lớn lên.

1. Tháo kính bằng một tay

Việc tháo kính bằng một tay sẽ dễ dàng làm cho kính bị biến dạng. Theo thời gian, độ của kính sẽ ngày càng sâu hơn, đồng thời có thể gây ra tình trạng lác mắt không nhìn thấy được.

2. Không thay kính mới trong vài năm

Nên thay kính thường xuyên: người lớn khoảng 1,5 đến 2 năm một lần và đối với thanh thiếu niên: 3 tháng đến 6 tháng một lần. Kính đọc sách tốt nhất là mỗi năm một lần.

Nên thay kính thường xuyên: người lớn khoảng 1,5 đến 2 năm một lần và đối với thanh thiếu niên: 3 tháng đến 6 tháng một lần.

3. Sử dụng mắt không đúng cách khi chơi với điện thoại di động

Bật màn hình sáng hơn và nghịch điện thoại khi đi bộ, những thói quen xấu trong cuộc sống hàng ngày cũng sẽ dẫn đến cận thị ngày càng sâu.

4. Thích sử dụng thuốc nhỏ mắt

Hầu hết các dược chất trong thuốc nhỏ mắt đều có chứa chất bảo quản. Vì vậy, sử dụng liên tục sẽ gây kích ứng mắt và gây ra hiện tượng “viêm giác mạc do thuốc” gây hại cho thị lực.

Là trẻ vị thành niên, trẻ em thường thiếu tự chủ và cha mẹ, với tư cách là người giám hộ, cần giám sát con cái và giúp trẻ thực hành các thói quen tốt để bảo vệ sức khỏe mắt.

Xem thêm: Ngộ độc thực phẩm đừng hoảng sợ, nhớ kỹ 3 bước giúp giải độc nhanh chóng

Phong Vũ

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/cho-con/lam-the-nao-de-ngan-ngua-can-thi-o-tre-em-35993/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY