Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Làm thế nào để phân biệt sốt xuất huyết và Covid-19?

Sốt xuất huyết và Covid-19 có một số biểu hiện bệnh ban đầu giống nhau. Tuy nhiên, hai bệnh có yếu tố dịch tễ và đường lây truyền cũng như bệnh cảnh rất khác nhau.

Vừa qua, Việt Nam đã có một số ca Tu vong do bệnh sốt xuất huyết, trong đó Hà Nội cũng vừa có 2 trường hợp. Hầu hết, các bệnh nhân này nhập viện khá muộn khi tình trạng đã nặng.

Theo ts.bs nguyễn thanh vân, trưởng khoa bệnh nhiệt đới, bệnh viện hữu nghị, sốt xuất huyết và covid-19 đều là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch do virus và có một số biểu hiện giống nhau. bệnh sốt xuất huyết và covid-19 đều do virus gây ra với một số biểu hiện ban đầu giống nhau, có thể gây nhầm lẫn như: sốt, đau đầu, đau mỏi người.

Tuy nhiên, cũng theo ts vân, sốt xuất huyết và covid-19 là hai bệnh có yếu tố dịch tễ và đường lây truyền cũng như bệnh cảnh rất khác nhau. covid-19 lây qua đường hô hấp do tiếp xúc giọt bắn, còn sốt xuất huyết lây qua đường máu do muỗi truyền. ngoài ra sốt xuất huyết điển hình có biểu hiện da xung huyết, mặt, nặng hơn sẽ dẫn đến xuất huyết hoặc sốc do máu bị cô đặc.

Bác sĩ Nguyễn Thanh Vân, Trưởng Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Hữu Nghị thăm khám cho bệnh nhân sốt xuất huyết.

Đối với bệnh nhân mắc Covid-19 thì ngoài yếu tố dịch tễ có tiếp xúc với người mắc Covid-19 thì còn có biểu hiện viêm đường hô hấp như ho, khó thở, ngạt mũi,… nặng sẽ có biểu hiện viêm phổi và suy hô hấp.

Còn bệnh sốt xuất huyết, sau thời gian ủ bệnh từ 3-14 ngày, những người bị nhiễm virus Dengue có mức độ biểu hiện khác nhau.

Biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết dengue: chủ yếu gặp ở trẻ lớn và người trưởng thành. đặc trưng là sốt cao đột ngột kèm theo những triệu chứng không đặc hiệu khác, bao gồm đau đầu vùng trán, đau sau hốc mắt, đau mỏi thân mình, buồn nôn, nôn, đau khớp, yếu người, và ban xuất huyết. bệnh nhân cũng có thể biếng ăn, nhạt miệng, đau họng nhẹ.

Giai đoạn biểu hiện bệnh thường kéo dài từ 2-7 ngày. đa số các trường hợp này bệnh nhân sẽ được điều trị ngoại trú. sốt xuất huyết dengue có dấu hiệu cảnh báo. báo động bệnh có khả năng cao diễn tiến nặng và bệnh nhân cần điều trị tại bệnh viện. sốt xuất huyết dengue nặng: bao gồm thể sốc, thể sốc nặng, thể xuất huyết nặng và thể suy tạng. tỉ lệ bệnh nhân ở mức độ này thấp và bệnh nhân phải điều trị tích cực trong bệnh viện.

Bs vân cho biết, hiện chưa có Thu*c đặc trị sốt xuất huyết dengue, điều trị bằng Thu*c chỉ là điều trị hỗ trợ tức là làm giảm triệu chứng sốt, ho, sổ mũi, đau nhức; giảm biến chứng và nâng đỡ thể trạng cho bệnh nhân.

“những trường hợp bị sốt sau đó gây chảy máu cam hoặc chảy máu chân răng, rong kinh hoặc rong huyết ở nữ, nôn ói ra máu, đi đại tiện phân máu hoặc đen sệt như bã cà phê, vật vã, lừ đừ, li bì đặc biệt từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 6 của bệnh dù hết sốt hay còn sốt cần tới bệnh viện ngay lập tức vì có thể đây là biến chứng nặng của bệnh sốt xuất huyết dengue.

Hiện chưa có vaccine dự phòng sốt xuất huyết. Bệnh không lây trực tiếp giữa người với người mà lây truyền qua trung gian muỗi nên biện pháp dự phòng hiệu quả là diệt muỗi, diệt loăng quăng và tránh muỗi đốt”- BS Vân khuyến cáo.

Không nên tự ý truyền dịch khi bị sốt

TS.BS Nguyễn Thanh Vân cũng cảnh báo khi sốt mà có 5 dấu hiệu dưới đây thì người dân cần đến ngay bệnh viện:

- Tự nhiên bồn chồn, kích thích vật vã hoặc li bì

- Nôn tăng

- Tự dưng kêu đau bụng hoặc tăng cảm giác đau

- Tiểu ít, số lần đi ít hơn, số lượng giảm hơn

- Chảy máu bất kỳ chỗ nào: chân răng, máu cam...

Khi đến bệnh viện, bác sĩ sẽ đánh giá thêm các triệu chứng, biến chứng để có phương án xử trí phù hợp. Đặc biệt với người cao tuổi, có bệnh lý nền khi có biểu hiện sốt, thì nên được bác sĩ thăm khám sớm do dễ có những diễn biến bất thường, trở nặng khó kiểm soát.

Tiến sĩ Vân cũng lưu ý, người dân tuyệt đối không nên tự ý truyền dịch khi bị sốt. Nếu cần thiết phải truyền, bác sĩ sẽ có chỉ định với sự theo dõi sát sao về tốc độ truyền để tránh nguy cơ gây sốc.

Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/lam-the-nao-de-phan-biet-sot-xuat-huyet-va-covid-19-20200905101219827.htm)

Tin cùng nội dung

  • Không ít người vì chưa hiểu rõ thế nào là Thuốc bổ thận tráng dương của YHCT nên hễ cứ nghe thấy “bổ dương” là uống lấy uống để chẳng cần đến các thầy Thuốc đông y bắt mạch.
  • Chỉ cần nhìn bằng mắt thường những loại nấm chứa độc tố thường có màu sắc bắt mắt. Ngộ độc nấm rất nguy hiểm có thể dẫn đến Tu vong chỉ sau 3 ngày ăn nấm.
  • Xuất huyết tiêu hoá( XHTH) là tình trạng máu chảy ra khỏi lòng mạch của đường tiêu hoá, vào trong ống tiêu hoá. Biểu hiện lâm sàng là nôn ra máu, đi ngoài phân đen.
  • Khí hậu nóng ẩm mùa hè là điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây tiêu chảy. Bệnh thường gặp ở những nơi vệ sinh kém, thức ăn bị ô nhiễm.
  • Kính chào Mangyte, Mỗi lần đến các bệnh viện khám em đều rất hoang mang và không biết phải bắt đầu từ đâu, cò mồi lại nhiều thường hay lôi kéo làm em càng thêm lo lắng. Nhờ bạn bè em được biết Mangyte có tư vấn về các dịch vụ tại các bệnh viện nên em kính mong Mangyte tư vấn giúp em một vấn đề sau.
  • Sỏi thận có nhiều loại, hay gặp nhất là sỏi canxi (80 - 90%), gồm canxi oxalat, canxi phosphat và canxi oxalat phosphat. Ngoài ra, những loại ít gặp hơn là sỏi acid uric, sỏi cystin. Vì đa số sỏi thận là sỏi canxi nên nhiều người nghĩ rằng kiêng ăn hoàn toàn canxi để tránh bị sỏi thận. Thật sự không phải vậy.
  • Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một loại bệnh truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) xảy ra ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát hay còn gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch hay vô căn là một rối loạn đông cầm máu có thể dẫn đến dễ bầm tím hoặc chảy máu (xuất huyết).
  • Nẹp đầu gối là một loại dụng cụ hỗ trợ, sử dụng khi đầu gối bị đau hoặc tổn thương. Đôi khi dụng cụ này còn được sử dụng nhằm ngăn ngừa chấn thương trong khi chơi thể thao
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY