12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Lầm tưởng bệnh thận tuổi mãn kinh

Sau nhiều đêm mệt mỏi vì mất ngủ do chứng tiểu đêm, chị Linh đinh ninh rằng mình gặp trục trặc ở thận nên vội vàng đến gặp bác sĩ. Nhưng lúc này chị mới tá hỏa, hóa ra đó là hậu quả của giai đoạn tiền mãn kinh chị đang trải qua.

Nhầm lẫn tai hại

Chị Hoàng Ngọc Linh (46 tuổi, ở Nguyễn Tri Phương, Q.10, Tp.HCM) đến gặp bác sỹ trong tình trạng mệt mỏi cả về tinh thần lẫn thể chất. Nguyên nhân là do dạo gần đây không hiểu vì lý do gì mà chị Linh thường xuyên đi tiểu đêm rất nhiều làm ảnh hưởng tới giấc ngủ, khiến người chị luôn trong tình trạng thèm ngủ, mệt mỏi hay cáu gắt, ảnh hưởng tới hiệu quả công việc. Cứ tưởng mình mắc bệnh thận nên chị Linh đành phải đến gặp bác sỹ chuyên khoa để được khám và điều trị, nhưng đến nơi mới biết hóa ra chị đang ở trong giai đoạn tiền mãn kinh và cơ thể có những thay đổi bất thường.

Không chỉ riêng chị Linh mà chị Nguyễn Thị Liên (48 tuổi, ở Trần Hưng Đạo, Q.5, Tp.HCM) cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự, từ khi bước vào giai đoạn mãn kinh không hiểu sao cơ thể chị có rất nhiều sự thay đổi bất thường. Ngoài việc thường xuyên cáu giận vô cớ, chị Liên còn gặp phải rắc rối khi đi tiểu quá nhiều, ban ngày thì không sao nhưng buổi tối thì điều đó thật sự là ác mộng. Nó kiến chị thường xuyên mất ngủ, căng thẳng đầu óc, suy giảm sức khỏe trông thấy.

Không phải là hiện tượng bất thường

Theo BS. Nguyễn Thị Tuyết Lan (Khoa Khám Bệnh, Bệnh viện Phụ Sản TW): Phụ nữ mãn kinh thường trải qua sự rối loạn vận mạch, các cơn bốc nóng mặt, đi tiểu nhiều hơn… Như trường hợp của chị Linh và chị Liên trên thường đi tiểu đêm cũng là những biểu hiện thường thấy của chị em bước vào giai đoạn này.

Đây là một hiện tượng hay gặp vì sự rối loạn vận mạch khiến cho dung tích bàng quang chứa được lượng nước ít hơn so với bình thường (bàng quang của người trưởng thành có dung dích khoảng từ 300-400ml để chứa nước tiểu) và do cơ thể của các chị đang tập quen dần với tình trạng thiếu hụt estrogen- hormone sinh dục nữ.

Ngoài ra, cũng có thể là do vấn đề tâm lý gây ra, thông thường người tuổi này hay ít ngủ hơn (thời gian của giấc ngủ ngắn), thường đi ngủ sớm nhưng thức dậy cũng sớm. Ít ngủ lại dễ gây buồn tiểu và ngược lại, đi tiểu đêm nhiều lần lại càng dễ gây cho cơ thể mất ngủ, đây là một vòng luẩn quẩn. Ở phụ nữ, tiểu đêm thường liên quan đến chức năng thận âm. Khi chức năng thận âm suy giảm, dẫn đến mất khả năng co bóp và điều tiết việc tiểu tiện.

Suy giảm chức năng thận âm thường gặp ở phụ nữ sau tuổi sinh đẻ, đặc biệt sau tuổi mãn kinh. Ở thời điểm này, thiên quý sắp cạn, tinh huyết suy giảm, lại hay suy nghĩ, mất ngủ, phần âm bị tổn thương và thiếu hụt.

Ngoài chứng gây tiểu nhiều về đêm, Suy giảm chức năng thận âm ở phụ nữ còn có các biểu hiện khác như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, bốc hỏa, nóng đỏ mặt, gan bàn tay và chân nóng, ra mồ hôi trộm và lão hóa nhanh.

Suy giảm chức năng thận âm cũng dẫn đến suy giảm chức năng hoạt động của các cơ quan khác khiến phụ nữ dễ mắc các bệnh như rối loạn tiền đình, loãng xương, tim mạch, tiểu đường, ung thư vú, ung thư tử cung…

Phòng bệnh không khó

Những người ở giai đoạn mãn kinh nên lưu ý các chi tiết sau:

- Hạn chế ăn canh trong bữa cơm tối và sau bữa cơm tối, đặc biệt là các loại rau, canh có tính chất lợi tiểu như các loại cải… hạn chế uống nước, bia, nhất là bia lạnh trước khi đi ngủ. Để hạn chế uống nước thì không nên ăn mặn. Trước khi đi ngủ nên đi tiểu.

- Đối với những trường hợp mắc một số bệnh viêm đường tiết niệu, cần đi khám bệnh càng sớm càng tốt không nên để cho bệnh trở thành mạn tính rất khó điều trị và mắc thêm chứng tiểu đêm rất phiền toái cho người bệnh.

- Những bệnh như đái tháo đường, u xơ tiền liệt tuyến, sỏi đường tiết niệu (sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang), tăng huyết áp… cũng cần được điều trị tích cực để bệnh mau chóng ổn định và hạn chế bớt chứng tiểu đêm. Bởi vì, nếu không được điều trị rất dễ gây suy thận.

- Nên tập thể dục nhẹ nhàng trước khi đi ngủ buổi tối để làm cho giấc ngủ được kéo dài hơn, ngủ sâu hơn làm quên đi việc phải đi tiểu đêm. Không nên ngủ với không khí lạnh quá (mùa đông phải đủ ấm, mùa hè không nên nằm dưới điều hòa nhiệt độ thấp), vì lạnh gây co mạch ngoại biên làm tăng máu đi qua thận và nước tiểu cũng được tăng nhanh hơn.

Những thay đổi trong thời kỳ mãn kinh

Rối loạn kinh nguyệt: thường xảy ra vào giai đoạn gần mãn kinh với chu kỳ kinh nguyệt không đều. Lượng kinh thường nhiều ở giai đoạn gần mãn kinh rồi ít dần khi chức năng buồng trứng suy giảm và cuối cùng là mất hẳn.

Rối loạn vận mạch: Ở giai đoạn mãn kinh phụ nữ thường gặp những cơn bốc hỏa vô cơ, mồ hôi vã nhiều về đêm, bàng quang thường tức gây cảm giác muốn đi tiểu và tiểu nhiều. Các triệu chứng này kéo dài độ vài năm rồi tự hết, do cơ thể đã quen dần với tình trạng thiếu hụt estrogen. Tuy nhiên, cũng có người thấy những triệu chứng này nặng hơn sau mãn kinh.

Âm đạo khô teo: Nhiễm trùng tiết niệu và són tiểu do niêm mạc đường tiết niệu cũng bị khô teo. Một số người đi tiểu nhiều lần, tiểu khó vì niệu đạo bị xơ cứng. Khiến cho phụ nữ ít mặn mà với việc quan hệ vợ chồng, nên thường tránh né hoặc miễn cưỡng thực hiện nghĩa vụ làm vợ.

Đông Thảo

Theo tạp chí Sống Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/lam-tuong-benh-than-tuoi-man-kinh-16664/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY