Chào bác sĩ,
Em mới phát hiện mình bị bệnh lao và được về nhà sau 3 tuần điều trị tại bệnh viện. Do em bị dị ứng với Rifampicin nên được điều trị theo các loại Thu*c uống như Isonazid, Ethambuthol, Pyrazinamid, và Thu*c tiêm bắp Streptomycin.
Hiện em đã về nhà được 1 tuần. BS cho em hỏi, liệu em còn lây lan cho người trong gia đình mình không? Em rất lo BS ạ.
(Linh Hoang - linhht…@gmail.com)
Chào em,
Theo Chương trình Chống Lao Quốcgia, đối với bệnh lao phổi, khi xét nghiệm soi đàm trực tiếp thấy có vi khuẩnlao thì bệnh nhân (BN) được xếp loại chẩn đoán là lao phổi AFB( ) và ngượclại là lao phổi AFB(-) .
Theo thư em, AloBacsi không rõ em được chẩn đoán lao phổiloại nào, AFB( ) hay AFB (-)? Với mỗi loại lao phổi khác nhau, việc theo dõi có khác đôi chút.
Ở Việt nam, theo Chương trình Chống Lao Quốc gia, người mắclao lần đầu sẽ được theo phác đồ như sau: giai đoạn tấn công kéo dài 2tháng gồm 4 loại Thu*c: Ethambutol (hoặc Streptomycine), Rifampicine,Isoniazide, Pyrazinamide và giai đoạn sau gọi là củng cố (hay duy trì) kéo dài6 tháng gồm 2 loại Thu*c Isoniazide và Ethambutol.
Trường hợp mới bị lao lần đầu, ắt hẳn là em được điều trịtheo phác đồ trên, nhưng do em bị dị ứng với Rifampicine nên phác đồ điều trịđã được bác sĩ chuyên khoa thay đổi đôi chút, cụ thể là giai đoạn tấn công dùngEthambutol, Streptomycine, Isoniazide, Pyrazinamide.
Thông thường, nếu là lao phổiAFB( ), thì em sẽ được kiểm tra xét nghiệm đàm tìm vi khuẩn lao 3 lần (gọi làkiểm soát đàm), sau 2 tháng (gọi là kiểm soát 1), sau 5 tháng (kiểmsoát 2), và 8 tháng (kiểm soát 3). Còn nếu là lao phổi AFB (-), thì chỉ kiểmsoát đàm 2 lần: sau 2 tháng và 5 tháng.
Trong trường hợp sau 2 tháng điềutrị, thực hiện kiểm soát 1: xét nghiệm soi đàm kết quả âm tính - khảnăng của bệnh nhân với người tiếp xúc sẽ thấp hơn.
Trường hợp của em, việc cònnằm trong giai đoạn tấn công, điều đó có nghĩa là em vẫn còn là nguồn lây - cónhiều
BS-CK1 Nguyễn Minh Thu - AloBacsi.vn