Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Lấy da ngón chân ghép thay da ngón tay

Hà Nội-Thiếu niên 17 tuổi, quê Hưng Yên, bị dập nát ngón cái tay phải, được bác sĩ lấy da và móng ngón cái chân phải ghép lên ngón tay.

Bác sĩ Nguyễn Vũ Hoàng, Phó trưởng Khoa phẫu thuật tạo hình, Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, ngày 30/10 cho biết người bệnh nhập viện trong tình trạng ngón cái ở bàn tay phải bị lột hết da, móng chỉ còn gân. Phần da lột ra đã dập nát, không thể sử dụng để ghép nối.

Nếu không được bảo tồn, người bệnh sẽ mất ngón tay cái, chức năng bàn tay bị thiếu hụt, không thể cầm, nắm hoặc làm được việc khác gây khó khăn trong sinh hoạt. trong khi đó, người bệnh còn trẻ, là lao động chính trong gia đình và tay phải là tay thuận.

Vì vậy, bác sĩ tìm cách bảo tồn ngón tay cho người bệnh bằng cách lấy da móng, da, mô mềm, mạch máu thần kinh ở ngón cái chân phải bọc vào ngón tay cái.

"lựa chọn ngón chân cái của bệnh nhân vì đây là bộ phận có sự tương đồng gần nhất với ngón tay cái bị lột trơ xương. bác sĩ chỉ chuyển phần da, móng, mô mềm, phần xương ngón chân vẫn giữ lại do xương, gân ngón tay bệnh nhân vẫn còn", bác sĩ hoàng nói.

Sau đó, họ khâu nối mạch máu, dây thần kinh, gân cơ từ ngón chân cái với mạch máu ngón cái trên bàn tay. phần da ở ngón chân cái bị thiếu sẽ được cấy da khác.

Bác sĩ hoàng khám cho bệnh nhân ghép da ngón tay. ảnh: văn phong.

Hiện, sức khỏe của người bệnh đã ổn định, ngón tay đã phục hồi và có thể hoạt động như cầm nắm, viết được chữ, chơi game.

Đây là lần đầu tiên bệnh viện đa khoa xanh pôn thực hiện bảo tồn ngón tay bằng cách ghép da móng, mô mềm từ ngón chân.

Chi Lê

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/lay-da-ngon-chan-ghep-thay-da-ngon-tay-4184665.html)

Tin cùng nội dung

  • Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất lại dễ tiêu hóa, dễ hấp thu giúp trẻ phát triển toàn diện thể chất, tinh thần và trí tuệ.
  • Ngày 17-4, TS-BS Nguyễn Tiến Lý, Phó Giám đốc Bệnh viện Chỉnh hình và phục hồi chức năng TP HCM cho biết ê-kíp phẫu thuật của khoa Phẫu thuật chỉnh hình và Gây mê hồi sức của bệnh viện này vừa nối thành công ngón tay cái bị đứt lìa do T*i n*n lao động cho một phụ nữ.
  • Tuổi càng cao thì bệnh thoái hóa khớp bàn và ngón tay càng dễ phát triển, nhất là nữ giới.
  • Bệnh thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay ở người cao tuổi (NCT) tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng gây cản trở nhiều trong sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày.
  • Đau vai gáy, bàn tay và ngón tay là hội chứng gồm nhiều triệu chứng khác nhau gặp nhiều ở người cao tuổi (NCT). Việc phát hiện sớm để điều trị và ngăn ngừa là rất cần thiết.
  • Đau vai gáy, bàn tay và ngón tay là hội chứng bao gồm nhiều triệu chứng khác nhau gặp ở người trưởng thành nhưng ở người cao tuổi (NCT) chiếm một tỷ lệ đáng kể.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
  • Các bài tập này có thể giúp tăng lực, tăng phạm vi chuyển động và làm giảm đau bàn tay, ngón tay.
  • Một thợ bắt rắn đã chặt đứt ngón tay của mình khi bị rắn cắn. Nhưng khi thấy con rắn đã ăn con chuột trước đó, nghĩ nọc độc đã giảm nên ghép ngón tay kia lại.
  • Luyện tập ngón tay sau khi bị thương sẽ giúp ngón tay mạnh hơn và cử động dễ dàng hơn. Tuy nhiên bạn chỉ nên bắt đầu luyện tập sau khi được bác sĩ cho phép.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY