Sức khỏe hôm nay

Lấy máu gót chân trẻ sau sinh quan trọng như thế nào?

Việc lấy máu gót chân cho trẻ sau khi sinh là việc cực kỳ quan trọng để phát hiện các bệnh lý của trẻ sau này.

Ảnh minh họa

Vì sao phải lấy máu gót chân cho trẻ sau sinh?

Phần lớn các bệnh lý rối loạn nội tiết - chuyển hóa và di truyền trong thời kỳ sơ sinh hay một số năm đầu của đứa trẻ thường chưa bộc lộ rõ ràng, rất khó phát hiện và chẩn đoán.

Đến khi có dấu hiệu lâm sàng và xét nghiệm thì bệnh đã bước vào giai đoạn muộn, không còn khả năng hồi phục hoàn toàn, đặc biệt đối với chức năng hoạt động của hệ thần kinh trung ương, trí tuệ và tinh thần của trẻ.

Chính vì vậy, tham gia chương trình sàng lọc sơ sinh mà cụ thể là việc lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh là cực kỳ quan trọng. Đây được xem là bước đầu tiên để kiểm định sức khỏe cho trẻ.

Quá trình lấy máu gót chân trẻ sau sinh

Đối tượng:

Trẻ sơ sinh từ 2-7 ngày tuổi là đối tượng được tiến hành xét nghiệm sàng lọc sơ sinh.

Thời điểm lý tưởng nhất để thực hiện xét nghiệm sàng lọc là khi trẻ đủ 48 giờ sau sinh để lấy kết quả và giúp bảo vệ trẻ. Đối với những trẻ sinh non, thiếu cân thì bé nên lấy máu gót chân trước ngày thứ 20.

Cách thực hiện:

Bé sẽ được lấy 2 giọt máu ở gót chân và giấy thấm, để khô rồi gửi tới trung tâm tiến hành xét nghiệm.

Kết quả sẽ được trả về sau 24-72 giờ.

Nếu bé mắc bệnh thì bố mẹ sẽ được các bác sĩ chuyên môn tư vấn trực tiếp biện pháp xử lý và chữa bệnh kịp thời để bé có cơ hội phục hồi sớm và phát triển bình thường.

Bệnh lý nào được phát hiện khi lấy máu gót chân cho trẻ?

Hiện nay tại Việt Nam, việc lấy gót máu chân của trẻ để sàng lọc 3 bệnh lý nguy hiểm, hiếm gặp, ảnh hưởng nặng nề tới sự phát triển của trẻ sau này, bao gồm:

Xét nghiệm bệnh suy giáp bẩm sinh

Hormone tuyến giáp cần thiết cho sự phát triển sự phát triển của não bộ và cơ thể trẻ từ lúc sinh đến khi trưởng thành.

Mắc bệnh này, cơ thể trẻ không thể tự sản xuất hoặc sản xuất hormone tuyến giáp không đủ.

Xét nghiệm bệnh thiếu mẹ G6PD

Khi trẻ bị thiếu men G6PD thường không đủ glucose -6-phosphate giúp tế bào hồng cầu hoạt động bình thường. Bởi vậy, màng hồng cầu sẽ dễ bị vỡ, gây ra tán huyết khiến trẻ bị thiếu máu.

Những trẻ mắc bệnh này hoạt động tế bào gan sẽ giảm, bị vàng da, vàng mắt.

Xét nghiệm tăng tuyến thượng thận:

Bệnh lý này xuất phát từ việc rối loạn tổng hợp hormone tuyến thượng thận ở trẻ sơ sinh.

Bệnh có thể gây ra tình trạng nam hóa cơ quan sinh dục ngoài, gây nhầm lẫn giới tính ở bé gái, giảm ảnh hưởng tâm lý và khả năng tạo hình cơ quan sinh dục của bé gái khi trưởng thành.

Hơn nữa, một vài trung tâm còn tiến hành thêm các gói sàng lọc sơ sinh cao cấp nhằm phát hiện lên tới 5 bệnh trong đó có bệnh liên quan đến rối loạn axit béo, axit hữu cơ, rối loạn chuyển hóa axit amin…

Tiểu Bùi

Theo tạp chí Sống Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/cho-con/lay-mau-got-chan-tre-sau-sinh-quan-trong-nhu-the-nao-23570/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY