Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Lên phương án xây dựng bệnh viện dã chiến chống dịch Covid-19

Sáng 9/4, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng chủ trì cuộc họp triển khai chỉ đạo của Chính phủ về phương án xây dựng bệnh viện dã chiến cho tình huống khẩn cấp dịch Covid-19.

Quang cảnh buổi họp.

Theo chỉ đạo của Chính phủ và Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch Covid-19, Bộ Xây dựng phối hợp với các bộ ngành liên quan lập thiết kế điển hình, dự toán xây dựng bệnh viện dã chiến có quy mô, hình thức khác nhau (xây dựng mới theo hình thức lắp ghép; lều bạt hay cải tạo các công trình sẵn có như sân vận động, nhà thi đấu, hội trường, cơ sở giáo dục…), đáp ứng công năng theo yêu cầu của Bộ Y tế.

Đồng thời, xây dựng kế hoạch huy động các đơn vị có uy tín, kinh nghiệm để đảm bảo nhân lực, phương tiện, nguyên vật liệu… để có thể triển khai nhanh chóng ngay khi có yêu cầu, đảm bảo an toàn, tiết kiệm, đúng quy định.

Theo ông Đỗ Thanh Tùng, Viện trưởng Viện nghiên cứu Quốc gia, qua nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế như của Trung Quốc khi xây dựng 2 bệnh viện dã chiến tại Vũ Hán; của Anh khi xây dựng bệnh viện dã chiến tại London; của Nga xây dựng tại Moscow..., việc xây dựng bệnh viện dã chiến để điều trị bệnh nhân được xác định nhiễm Covid-19 đòi hỏi phải đáp ứng một số tiêu chí chính như: có vị trí thuận lợi, tách xa khu dân cư, nhưng đảm bảo dễ dàng liên hệ và kết nối với các đầu mối giao thông (đường không, đường bộ), các khu vực cung cấp lương thực, thực phẩm; có sẵn nguồn cung cấp điện, nước sạch và thoát nước; đáp ứng được quy mô (số giường bệnh) và các thiết bị y tế cần thiết, theo cấp độ phục vụ.

Tốc độ thi công, lắp dựng và đưa vào sử dụng nhanh nhất; đảm bảo độ an toàn về vệ sinh môi trường và sức khỏe cho con người trong việc sử dụng các vật liệu xây dựng; hiệu quả về kinh tế và giá thành xây dựng.

Tại cuộc họp, Viện Kiến trúc Quốc gia, Tổng công ty tư vấn xây dựng Việt Nam (VNCC) và các đơn vị tư vấn cũng đã đưa ra một số phương án xây dựng cụ thể cho bệnh viện dã chiến tại Việt Nam, quy mô bệnh viện từ 300 - 500 giường và từ 800 – 1.000 giường.

Phát biểu chỉ đạo cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng yêu cầu các đơn vị đưa ra các phương án, giải pháp cụ thể về kỹ thuật, quy mô, tính chất, sự cấp bách và thời gian sử dụng của bênh viện dã chiến để đưa ra thiết kế điển hình cho xây dựng công trình khẩn cấp. Từ đó để có các tiêu chí lựa chọn vị trí, mặt bằng, các giải pháp thi công phù hợp, đáp ứng nhanh nhất yêu cầu đặt ra. Cụ thể như có thể sử dụng các nhà thi đấu, sân vận động hoặc các khu đất trống có diện tích lớn…

Thứ trưởng Lê Quang Hùng cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị như Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, Cục Hạ tầng kỹ thuật, Vụ Kế hoạch tài chính, phối hợp với đơn vị tư vấn nhanh chóng rà soát, lập danh sách các nhà sản xuất cung cấp vật liệu, thiết bị - thi công xây dựng có năng lực, nguồn lực và kinh nghiệm thi công các công trình bệnh viện; cung ứng vật liệu xây dựng, vật tư, trang thiết bị có sẵn trên thị trường trên phạm vi cả nước, đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngoài ra, Cục Kinh tế Xây dựng phối hợp các đơn vị nghiên cứu tổng mức đầu tư, cơ chế đặc thù cho các đơn vị tham gia thực hiện xây dựng bệnh viện dã chiến đảm bảo thanh quyết toán một cách nhanh nhất, tiết kiệm vốn ngân sách nhà nước.

Duy Phương

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/cac-benh-dich/len-phuong-an-xay-dung-benh-vien-da-chien-chong-dich-covid-19-tintuc463615)

Tin cùng nội dung

  • Thói quen uống rượu bia, hút Thu*c lá, thừa cân ở nam giới...không chỉ ảnh hưởng sức khỏe mà còn ảnh hưởng cả vấn đề sinh sản
  • Không khí bị ô nhiễm là không khí bị giảm chất lượng do nhiều nguyên nhân khác nhau như các loại khí, những giọt chất lỏng hay những phần tử nhỏ lơ lửng trong không khí.
  • Máy tính xách tay giúp cho chúng ta có thể làm việc linh hoạt và năng động hơn nhưng chúng cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh có liên quan đến lưng, cổ và vai.
  • Các động tác xoa bóp đúng cách và phù hợp với tình trạng từng thai phụ sẽ giúp họ nhanh chóng giảm những cơn đau và sự mệt mỏi.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Tâm linh giúp bạn luôn tìm thấy ý nghĩa, niềm hy vọng, sự an ủi và bình yên nội tâm trong cuộc sống. Nhiều người tin vào tâm linh qua tôn giáo. Một số tin vào nó thông qua âm nhạc, nghệ thuật, kết nối với thiên nhiên. Những người khác tin vào tâm linh của bản thân qua các giá trị và nguyên tắc của họ.
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY