Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Lịch sử y khoa: Hiểm họa quanh bàn mổ thế kỷ 19

Anh-Thế kỷ 19 ở châu Âu, các bác sĩ có lúc cầm máu cho bệnh nhân bằng sắt nung, sử dụng đỉa sống trong ca mổ và dùng chất pha sơn làm Thu*c mê.

Thời đại Victoria ở Anh là thời kỳ trị vì của Nữ hoàng Victoria, thế kỷ 19, kể từ năm 1837 đến năm 1901, khi bà qua đời. Đây cũng là thời kỳ đánh dấu cuộc cách mạng phẫu thuật, từ giữa những năm 1840 và 1890. 

Các ca phẫu thuật diễn ra ở thế kỷ 19 hầu hết vô cùng đau đớn với tỷ lệ Tu vong cao. Ngay cả những người khỏe mạnh nhất cũng khó sống sót sau ca mổ. Tuy nhiên, đây là tiền đề cho sự phát triển của y học sau này.

Dùng Chloroform làm Thu*c gây mê

Chloroform từng được sử dụng làm Thu*c gây mê trong phẫu thuật. Ảnh: wikimedia commons

Phẫu thuật không gây mê, dù đau đớn nhưng vô cùng phổ biến ở thế kỷ 19. Vào năm 1847, chloroform được giới thiệu tại Anh và sử dụng như một loại Thu*c mê. Đây là hóa chất độc hại có thể gây ung thư, sau này dùng làm dung môi cho một số loại mực in, vecni và sơn công nghiệp. Bác sĩ sản khoa người Scotland James Simpson là người đầu tiên ứng dụng chloroform trong một ca đỡ đẻ. 

Ông đã ngâm mặt nạ vào loại dung dịch chứa chất này, đặt lên mặt bệnh nhân và tiến hành phẫu thuật sau vài phút. Bác sĩ Simpson nảy ra ý tưởng sau khi tự dùng thử chloroform và bất tỉnh trong phòng ăn của mình. Nữ hoàng Victoria cũng được gây mê bằng hình thức này trong khi hạ sinh người con cuối cùng. Tuy nhiên, chloroform đã bị cấm sử dụng vào thế kỷ 20 do sự độc hại đối với cơ thể người. 

Cầm máu bằng sắt nung

Sử dụng sắt nung để cầm máu. Ảnh: Mining Journal.

Trong các ca phẫu thuật thế kỷ 19, bác sĩ thường sử dụng một thanh sắt được nung nóng để cầm máu cho bệnh nhân. Phương pháp này được báo cáo trong Tạp chí Khoa học và Triết học của Hiệp hội Hoàng gia Anh. Các bác sĩ đã cầm máu ở chân cho một người phụ nữ bằng cách ngâm vết thương vào một loại rượu, sau đó đặt một thanh sắt nung lên trên. Sức nóng từ thanh sắt đốt cháy các động mạch, khiến vết thương ngừng chảy máu.

Nhiễm trùng sau phẫu thuật

Hầu hết, các ca Tu vong sau phẫu thuật ở thế kỷ 19 đều do nhiễm trùng. Theo Tiến sĩ Lindsey Fitzharris, một chuyên gia sử học tại Đại học Oxford, bác sĩ thời kỳ này không có thói quen rửa tay hoặc dụng cụ phẫu thuật, khiến người bệnh nhiễm trùng sau vài tháng. Đây được coi như một hình thức "xử tử chậm’ đối với các bệnh nhân. 

Bác sĩ cũng từng lầm tưởng, mủ từ vết thương là một dấu hiệu của sự phục hồi. Tỷ lệ Tu vong bắt đầu giảm khi bác sĩ Joseph Lister giới thiệu phương pháp sát khuẩn và môi trường vô trùng. Ông được coi như cha đẻ của sát trùng trong phẫu thuật. 

Đám đông quanh bàn phẫu thuật

Một ca phẫu thuật với nhiều người chứng kiến ở thời Victoria. Ảnh: News Dog Media

Thế kỷ 19, người nhà bệnh nhân hoặc các chuyên gia được phép tụ tập thành đám đông quanh bàn mổ, ngay trong khi các bác sĩ thực hiện ca phẫu thuật. Đây là điều hoàn toàn bình thường những năm 1800, khi học thuyết về vi khuẩn chưa được phổ biến rộng rãi. 

Thợ cắt tóc làm bác sĩ phẫu thuật

Trong thời kỳ chiến tranh, nhiều thợ cắt tóc nhập ngũ với tư cách bác sĩ phẫu thuật cho các binh lính bị thương. Dù không có kiến thức sâu rộng hay được đào tạo bài bản, những thợ cắt tóc này có nhiệm vụ nhổ răng, lấy máu và tiến hành các thủ thuật cơ bản. 

Khi chiến tranh kết thúc, nhiều bệnh nhân vẫn có thói quen tìm đến các thợ cắt tóc bởi họ có các công cụ sắc bén, cần thiết cho công việc phẫu thuật.

Dùng đỉa hút bớt máu trước các ca mổ

Những năm 1800, các bác sĩ phẫu thuật thường sử dụng đỉa sống để hút bớt máu của bệnh nhân. Đây thực tế là điều vô cùng nguy hiểm, dẫn đến thiếu máu và có thể gây Tu vong. Tuy nhiên, các bác sĩ đã áp dụng phương pháp này trong một thời gian dài với quan niệm, đỉa sẽ hút bớt máu độc hại trong cơ thể người bệnh, thuận lợi cho quá trình phẫu thuật.

Thục Linh (Theo List Verse)

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/suc-khoe/nhung-hiem-hoa-vay-quanh-ban-mo-the-ky-19-4017444.html)

Tin cùng nội dung

  • Tôi 55 tuổi, bị đau lưng đã lâu, đi khám thì tìm ra bệnh thoát vị đĩa đệm. Tôi đọc báo thấy phẫu thuật nội soi cột sống, chỉ định cho các trường hợp thoát vị đĩa đệm vùng cột sống cổ, ngực và thắt lưng có rất nhiều ưu điểm do tính chất ít xâm lấn. Tôi muốn điều trị bằng phương pháp này thì nên đến đâu? Chi phí nghe nói là khá cao, cụ thể là bao nhiêu? Cảm ơn Mangyte! (Nguyễn Văn Duy - nguyen…@gmail.com)
  • Chào Mangyte, Mẹ cháu bị u nấm phổi và đang rất bi quan, vì vậy cháu muốn hỏi chi phí phẫu thuật và điều trị hết bao nhiêu tiền và tỉ lệ thành công có cao không, khoảng bao nhiêu %. Liệu sau khi phẫu thuật xong có bị tái phát lại không? Cháu xin chân thành cảm ơn,
  • Chào các bác sĩ trên mangyte.vn Xin bác sĩ cho em hỏi. Nếu như phẫu thuật cắt bao quy đầu mất 1 triệu tại nơi đăng kí BHYT thì nếu có BHYT sẽ được miễn giảm khoảng bao nhiêu phần trăm ạ.
  • Sau T*i n*n giao thông năm ngoái, anh tôi bị gãy xương cánh tay, tổn thương động mạch cánh tay. Hiện giờ tay phải của anh tôi có thể nhấc lên nhưng không co duỗi được, bàn tay bất động từ chỗ cổ tay trở đi. Tôi nghe nói bệnh viện ở TPHCM có thể phẫu thuật giúp bàn tay cử động được. Xin hỏi đó là bệnh viện nào và chi phí khoảng bao nhiêu? Nhờ Mangyte tư vấn giúp, anh tôi là thợ sửa điện lạnh, điều này quyết định cả tương lai của anh ấy. Cảm ơn mangyte rất nhiều! (Thanh Bình - Đồng Tháp)
  • Chế độ ăn uống sau khi phẫu thuật tim hở có thể giúp ngăn ngừa cơn đau tim và sự cần thiết phải phẫu thuật tim trong tương lai. Một điều quan trọng là cần làm giảm lượng mỡ cơ thể người bệnh bởi vì Thu*c có thể làm tăng lượng mỡ trong máu bệnh nhân. Tăng mỡ máu có thể gây tắc mạch, làm gia tăng cơ hội gặp nhiều rắc rối về vấn đề tim mạch sau này.
  • Ung thư và điều trị ung thư bằng các phương pháp như xạ trị, hóa trị...có thể gây ra các rắc rối cho cơ thể, kể cả việc ăn uống hằng ngày
  • Nghề y là một nghề đặc biệt vừa mang tính khoa học chính xác vừa có tính nghệ thuật, đó là sự tổng hợp các hoạt động thể lực...
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY