Tin tức hôm nay

Tin tức

Liên tiếp cấp cứu các trường hợp trẻ bị chó cắn

Bệnh viện Nhi đồng 1 - TP Hồ Chí Minh ngày 16/6 đã thông tin về 3 trường hợp trẻ bị chó cắn gây tổn thương rất nghiêm trọng ngay trong dịp nghỉ dịch COVID-19 vừa qua.

Theo đó, bệnh nhân L.N.D (17 tháng tuổi, quê Tiền Giang), nhập viện ngày 14/5. Trưa cùng ngày, bé đang ăn xúc xích thì bị chó hàng xóm lao tới ngoạm trúng đầu và mặt bé. Ngay sau đó bé được nhập viện Nhi đồng 1.

Ca bệnh nhi trên chưa kịp cứu chữa xong, thì ngày 16/5, bệnh viện nhi đồng 1 lại tiếp nhận thêm một trường hợp bị chó cắn. bệnh nhân là bé đ.q.v (18 tháng tuổi, quê bình dương). bé vô tình vấp phải chó khi chó đang ngủ khiến chó cắn vào mặt và sau đó nhập viện tại bệnh viện thủ đức.

Tại đây, bác sĩ bệnh viện thủ đức khâu vết thương và điều trị cho bé nhưng đến 1 tuần sau thì nhiễm trùng, bung toàn bộ chỉ nên lại phải chuyển đến bệnh viện nhi đồng 1 điều trị.

Một trường hợp trẻ bị T*i n*n chó cắn thương tâm phải nhập viện nhi đồng 1 tp hồ chí minh.

Tiếp đó, chiều ngày 10/6, Bệnh viện Nhi đồng 1 lại tiếp nhận trường hợp thứ 3, là bé L.N.G.H (19 tháng tuổi, ở Tây Ninh) bị chó cắn. Bé bị chó cắn vào trưa cùng ngày.

Vụ T*i n*n xảy ra khi con chó nhà nuôi đang ăn, bé tình cờ lại gần và bị chó ngoặm vào mặt. Khi được chuyển tới Bệnh viện, bé đã được lên lịch mổ cấp cứu ngay trong đêm.

Rất may, cả 3 em nhỏ trên qua quá trình điều trị, hiện sức khoẻ các em đã dần hồi phục.

Bác sĩ (bs) ck2 nguyễn văn đẩu (trưởng khoa răng - hàm - mặt của bệnh viện nhi đồng 1) thông tin, cả ba trường hợp trên đều là chó hằng ngày chơi với các bé.

Chỉ trường hợp thứ nhất là chó đã chích ngừa dại, còn lại đều không chích ngừa, thời điểm xảy ra sự việc là lúc trẻ không đến trường. việc điều trị để lại sẹo xấu, sang chấn tâm lý, tổn thương các cơ quan vùng mặt, ảnh hưởng thẩm mỹ chức năng sau này, nhất là đối với trẻ em gái.

Bác sĩ đẩu cũng cho biết, cần phải cảnh giác với thú cưng trong tất cả mọi trường hợp. thường con chó từ 20kg trở lên cắn sẽ gây hậu quả nghiêm trọng hơn vì sức cắn khoẻ hơn.

Từ hậu quả nghiêm trọng trên, bác sĩ đẩu khuyến cáo rằng, nếu nhà có trẻ em tốt nhất không nuôi chó. nếu vì lý do nào đó phải nuôi chó thì hãy cách ly chó và trẻ con thành hai khu vực khác nhau. không cho chó tiếp xúc với trẻ.

Với những vết thương gây tổn thương trên vùng mặt, rất khó phẫu thuật trả về hiện trạng khuôn mặt cho bệnh nhân như trước khi xảy ra T*i n*n. ngoài tổn thương đau đớn, với các em bị chó cắn thường mang tâm lý tổn thương lâu dài, nên các bậc phụ huynh hãy cảnh giác khi nuôi chó.

H.Nga

Mạng Y Tế
Nguồn: Công an nhân dân (http://cand.com.vn/y-te/Benh-vien-Nhi-dong-1-Lien-tiep-cap-cuu-cac-truong-hop-tre-bi-cho-can-599172/)

Tin cùng nội dung

  • Sau T*i n*n giao thông năm ngoái, anh tôi bị gãy xương cánh tay, tổn thương động mạch cánh tay. Hiện giờ tay phải của anh tôi có thể nhấc lên nhưng không co duỗi được, bàn tay bất động từ chỗ cổ tay trở đi. Tôi nghe nói bệnh viện ở TPHCM có thể phẫu thuật giúp bàn tay cử động được. Xin hỏi đó là bệnh viện nào và chi phí khoảng bao nhiêu? Nhờ Mangyte tư vấn giúp, anh tôi là thợ sửa điện lạnh, điều này quyết định cả tương lai của anh ấy. Cảm ơn mangyte rất nhiều! (Thanh Bình - Đồng Tháp)
  • Tai biến mạch máu não là một căn bệnh nguy hiểm với những diễn biến khôn lường. Đây là một cấp cứu y khoa tính theo giờ vàng. Tuy nhiên, đa phần là để lại di chứng. Vì vậy, giai đoạn điều dưỡng sau tai biến cũng rất trường kỳ và quan trọng. Kinh nghiệm cho thấy, sử dụng bài Thuốc Đông y kết hợp với Tây y chữa trị sau tai biến có thể giúp ích cho sự phục hồi của người bệnh.
  • Chế độ ăn uống sau khi phẫu thuật tim hở có thể giúp ngăn ngừa cơn đau tim và sự cần thiết phải phẫu thuật tim trong tương lai. Một điều quan trọng là cần làm giảm lượng mỡ cơ thể người bệnh bởi vì Thu*c có thể làm tăng lượng mỡ trong máu bệnh nhân. Tăng mỡ máu có thể gây tắc mạch, làm gia tăng cơ hội gặp nhiều rắc rối về vấn đề tim mạch sau này.
  • Vừa qua, trong một thời gian ngắn trên địa bàn một số tỉnh như Nghệ An, Đồng Nai, Đăk Lăk, Hà Nội, Nam Định, Quảng Nam và một số tỉnh thành khác liên tục xảy ra tình trạng trẻ đuối nước.
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Ung thư và điều trị ung thư bằng các phương pháp như xạ trị, hóa trị...có thể gây ra các rắc rối cho cơ thể, kể cả việc ăn uống hằng ngày
  • Nghề y là một nghề đặc biệt vừa mang tính khoa học chính xác vừa có tính nghệ thuật, đó là sự tổng hợp các hoạt động thể lực...
  • Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp tính như virut (Rotavirus thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em, Adenovirus...)...
  • Chó thường không cắn trừ khi cảm thấy bị đe dọa và trẻ em thường là nạn nân của chúng. Không bao giờ được để trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ một mình với chó. Bài viết này giúp cho bạn biết cách dạy con bạn làm thế nào để tránh bị chó cắn.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY