Phong thủy hôm nay

Liệu pháp can thiệp giúp trẻ rối loạn phát triển, trẻ tự kỷ, chậm nói tiến bộ tại nhà

(MangYTe) - Thực tế, không ít người, thậm chí phụ huynh có con rối loạn phát triển chưa nhận thức đúng vấn đề của trẻ. Điều này dẫn đến sự can thiệp chậm trễ, gây ra những ảnh hưởng xấu về tâm lý, học tập và tương tác xã hội của trẻ.

Theo ước tính của Cục Bảo trợ xã hội, Việt Nam có khoảng 200.000 người mắc chứng rối loạn phát triển như tự kỷ, chậm nói hay tăng động, chậm phát triển trí tuệ… Hiện chưa có phương pháp điều trị dứt điểm nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy việc can thiệp sớm có thể giúp cải thiện khả năng phát triển của trẻ.

Cha mẹ đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình can thiệp giáo dục hành vi cho trẻ rối loạn phát triển tại nhà.

Nguyên tắc can thiệp giáo dục hành vi ở trẻ rối loạn phát triển

Khi trẻ không may mắc chứng rối loạn phát triển thì can thiệp giáo dục hành vi là điều cần thiết để cải thiện tình trạng, giúp trẻ phát triển bình thường. Trong quá trình này, vai trò của cha mẹ rất quan trọng và cần đặc biệt lưu ý những nguyên tắc sau:

Thường xuyên động viên: Nếu trẻ làm đúng, hãy khuyến khích; Trẻ làm sai, không trừng phạt và trẻ không thích, đừng ép buộc.

Kiên trì hướng dẫn: Khi hướng dẫn cho trẻ, nên bắt đầu từ bước đơn giản nhất, khi trẻ làm được mới chuyển sang bước kế tiếp và cần nhắc đi nhắc lại lúc trẻ đang làm, sau khi làm và khi muốn trẻ làm lại để trẻ nhớ lâu hơn.

Cho trẻ tự làm: Chỉ có tự làm trẻ mới thành thục được kỹ năng.

Vận dụng nhiều giác quan: Trong quá trình giáo dục, giúp trẻ vận dụng thật nhiều giác quan.

Cá nhân hóa: Mỗi trẻ là một bản thể khác nhau, vì vậy phụ huynh nên áp dụng các chương trình can thiệp linh hoạt, tùy vào khả năng tiếp nhận của trẻ.

Những biện pháp can thiệp cụ thể

Bên cạnh việc can thiệp tại nhà, trẻ rối loạn phát triển nên được khám để được phát hiện và can thiệp sớm. Điều này giúp trẻ khắc phục khiếm khuyết và được hỗ trợ để phát triển các kỹ năng quan trọng như kỹ năng ngôn ngữ, xã hội và nhận thức.

Phụ huynh có thể tham khảo những biện pháp cụ thể sau:

+ Khuyến khích trẻ tiếp thu những điều mới lạ nhưng hãy để trẻ học từ từ.

+ Đưa ra hướng dẫn cần thiết. Khen ngợi khi trẻ học và thực hành được điều mới. Tuyệt đối không la mắng hoặc chê bai khi trẻ làm sai.

+ Khuyến khích trẻ độc lập.

+ Cho trẻ tham gia nhiều hoạt động nhóm như ca hát, vẽ tranh… vừa giúp trẻ hòa nhập vừa nhanh hoàn thiện các kỹ năng xã hội.

Hoạt động vui chơi cùng các bạn đồng trang lứa tác động tích cực đến quá trình can thiệp trẻ rối loạn phát triển.

+ Dành nhiều thời gian quan tâm và chăm sóc trẻ để hiểu mọi suy nghĩ, tâm tư của trẻ.

+ Phương pháp dạy, can thiệp tại nhà và ở trường nên nhất quán.

+ Tham gia các nhóm cha mẹ có cùng hoàn cảnh để cùng chia sẻ kinh nghiệm và nhận về những lời khuyên tốt.

+ Nhẹ nhàng nói chuyện hoặc kể chuyện cười khi trẻ có hành vi bộc phát hoặc giận dữ, giúp trẻ vượt qua sự tức giận, thất vọng và cảm thấy tích cực về bản thân.

+ Cho trẻ sử dụng thêm các sản phẩm bổ não có nguồn gốc từ thiên nhiên giúp hỗ trợ quá trình điều trị.

Tại sao nên cho trẻ mắc chứng rối loạn phát triển sử dụng thêm sản phẩm bổ não?

Trí nhớ là một quá trình hoạt động của não bộ để ghi nhận, lưu giữ và nhớ lại thông tin khi cần thiết. Vì vậy, khả năng tập trung, ghi nhớ, phản xạ và ngôn ngữ của mỗi người là do não quyết định.

Việc tăng cường trí tuệ và duy trì sức khỏe cho não có thể thông qua nhiều cách trong đó có việc bổ sung các sản phẩm bổ não đúng cách và an toàn. Có thể kể ra một số thành phần từ thảo dược kết hợp các nguyên tố vi lượng tốt cho não bộ của trẻ rối loạn phát triển như:

+ Đinh lăng giúp tăng biên độ sóng não, tăng phản xạ có điều kiện, giúp chức năng hệ thần kinh hoạt động tốt hơn.

+ Thăng ma hỗ trợ tăng cường tuần hoàn máu não, giảm stress, giảm đau, tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch

+ Ginkgo biloba giúp tăng tuần hoàn máu não, từ đó giúp tăng hoạt động trí tuệ, tăng cường trí nhớ và giúp cải thiện khả năng giao tiếp của trẻ

+ Taurine cần cho sự phát triển của trẻ trong những năm đầu đời, có tác dụng làm tăng sinh các chất dẫn truyền thần kinh trung ương, góp phần điều hòa hoạt động não bộ

+ Coenzyme Q10 giúp ngăn chặn tác hại của gốc tự do

+ Vitamin B6 cần thiết để tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh và enzym thiết yếu cho não

+ Axit folic là nguyên liệu để tổng hợp glutathione, có tác dụng chống oxy hóa tại não

+ Natri succinate giúp kích thích hệ thần kinh, tăng cường sự tỉnh táo, tập trung và phản xạ

TPBVSK Vương Não Khang được kiểm chứng lâm sàng bởi Bệnh viện Nhi Trung ương là giải pháp hỗ trợ giúp tăng cường khả năng học tập, tính tập trung và phản xạ.

Đơn vị tiếp thị và phân phối: Công ty CP KD DV &TM Nam Phương

Địa chỉ: Số 17 ngõ 144 Quan Nhân, Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline tư vấn: 098 712 6085

*Thực phẩm này không phải là Thu*c và không có tác dụng thay thế Thu*c chữa bệnh.

Mạng Y Tế
Nguồn: Dân trí (http://dantri.com.vn/suc-khoe/lieu-phap-can-thiep-giup-tre-roi-loan-phat-trien-tre-tu-ky-cham-noi-tien-bo-tai-nha-20190227170905551.htm)

Tin cùng nội dung

  • Rối loạn tăng động là bệnh lý thường gặp, chiếm tỉ lệ từ 3 - 6% ở trẻ em. Bệnh khởi phát sớm và thường gặp nhiều hơn ở các bé trai.
  • Bệnh teo đa hệ thống (multiple system atrophy - MSA) là một bệnh thoái hóa thần kinh, tăng tiến dần với các triệu chứng của parkinson, thất điều tiểu não, suy giảm chức năng thực vật, rối loạn chức năng niệu – Sinh d*c, và bệnh lý của bó vỏ gai.
  • Tim thường đập theo nhịp với chu kỳ không đổi. Rối loạn nhịp tim là sự thay đổi ở nhịp tim. Rối loạn nhịp có nghĩa là tim đập nhanh hoặc chậm quá mức. Rối loạn nhịp cũng có thể có nghĩa là tim đập không đúng chu kỳ (không đều) vì mất nhịp hay có thêm nhịp phụ.
  • Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ra khỏi nhà. Nhưng những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) cảm thấy cần kiểm tra mọi việc lặp đi lặp lại, hoặc có những ý nghĩ hay thực hiện những quy trình và nghi thức lặp đi lặp lại.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Rối loạn lưỡng cực, còn được biết đến với tên gọi rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng-trầm cảm, là một rối loạn của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về cảm xúc, sinh lực, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật
  • Những người có nhu cầu khám bệnh tại nhà thường là những gia đình có bệnh nhân bị các bệnh mạn tính và di chứng của các bệnh nặng
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Ba tháng cuối thai kỳ bắt đầu từ tuần 27 cho đến khi kết thúc thai kỳ. Tất cả các cơ quan và phần cơ thể của thai nhi đã hình thành, và đây là thời kỳ mà chúng tiếp tục phát triển và hoàn thiện.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY