Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

Lo ngại dược thực phẩm từ Ấn độ

(MangYTe) - Thiếu hỗ trợ y tế, không có Thu*c đối chứng và mốt dùng thực phẩm chữa bệnh đang làm cho dược thực phẩm (nutraceutical) đang cực kỳ phổ biến ở Ấn Độ. Thị trường thực phẩm chức năng tại Ấn Độ đang bùng nổ như vũ bão, với các sản phẩm mới được tung ra hàng ngày. Tuy nhiên, đi cùng với đó là khá nhiều băn khoăn.

Dược thực phẩm có thực sự có lợi?

Đó được cho là câu hỏi dẫn đến một cuộc tranh cãi không hồi kết ở Ấn Độ. Tháng 7/2018, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm tại bang Maharashtra đã yêu cầu mở một cuộc điều tra về việc bán một sản phẩm của công ty Patanjali có tên Divya Putrajeevak Beej sau khi cơ quan này nhận được những khiếu nại về những tuyên bố cho rằng sản phẩm này hứa hẹn sự ra đời của một đứa trẻ nam. Đây không phải là lần đầu tiên sản phẩm, được phân loại là thực phẩm chức năng (TPCN) này là trung tâm của một cuộc tranh cãi như vậy.

Vào năm 2015, chính quyền bang Madhya Pradesh cũng đã áp đặt lệnh cấm đối với sản phẩm trên. Cùng năm đó, chính quyền Uttarakhand cũng thành lập một ủy ban kiểm tra để sản phẩm được quảng cáo là thảo dược do Công ty dược phẩm Divya trực thuộc Patanjali vốn đều thuộc sở hữu của bậc thầy về yoga Baba Ramdev.

Tuy nhiên, sản phẩm Divya Putrajeevak Beej vẫn tiếp tục có mặt ở mọi thị trường. CEO Patanjali Acharya Balkrishna trong một tuyên bố nói rằng công ty “đã quen với việc trở thành tâm điểm của những cuộc tranh luận. “Chúng tôi không tuyên bố Putrajeevak Beej là một loại Thu*c và không nói rằng nó sẽ giúp ích trong việc thụ thai một đứa trẻ nam.

Đây là một sản phẩm bổ sung cho phụ nữ gặp các vấn đề vô sinh. Làm sao chúng tôi có thể tuyên bố sản phẩm này có thể giúp lựa chọn giới tính khi nhiễm sắc thể nam xác định giới tính của thai nhi trong khi Thu*c này là để dùng cho phụ nữ?”, Acharya Balkrishna nói. Ông này cũng nói rằng công ty đã giữ lại tên gốc của tổ hợp là Putrajeeva – một loại thảo mộc có tiếng ở Ayurveda.

(ảnh minh họa)

Tuy nhiên, tuyên bố của vị trên được cho là khiến nhiều người thất vọng. Bởi, đa số người sử dụng đều chỉ đọc qua tên sản phẩm. Vụ việc cũng được ví như một ví dụ kinh điển về cách thức các loại dược thực phẩm có thể cố tình hoặc vô tình lừa dối công chúng. Tên gọi và phân loại theo quy định của dược thực phẩm có thể khác nhau giữa các quốc gia nhưng nói chung, các sản phẩm này được coi là một loại thực phẩm.

Dược thực phẩm có thể được phân loại là thực phẩm bổ sung chế độ ăn uống (bao gồm vitamin và khoáng chất), thực phẩm chức năng và đồ uống (như nước uống năng lượng và thể thao, men vi sinh, các sản phẩm được bổ sung axit béo omega-3 và các hợp chất thảo dược). Trên thực tế, Ấn Độ là một trong những nhà cung cấp sản phẩm chiết xuất thảo dược và nguyên liệu lớn nhất cho thị trường TPCN trên toàn thế giới.

Theo một báo cáo năm 2018, thị trường dược thực phẩm của Ấn Độ dự kiến sẽ tăng từ 4 tỷ USD ở năm 2017 lên 18 tỷ USD vào năm 2025. Song, không phải dược thực phẩm nào cũng có lợi. Mặc dù có một số TPCN thảo dược hỗ trợ sức khỏe tốt nhưng theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dược lâm sàng Anh năm 2018, việc đánh giá sự an toàn của dược thực phẩm và cơ chế tác dụng của chúng đối với cơ thể trước khi kê đơn là rất quan trọng.

“Người dân sử dụng các TPCN nghĩ rằng đây là những chất có lợi, tăng cường sức khỏe nhưng không biết rằng đây có thể chỉ là những tuyên bố cao của các nhà sản xuất”, ông Arun Gupta – đại diện Tổ chức vận động dinh dưỡng vì lợi ích cộng đồng có trụ sở tại Delhi – cho biết. Theo ông Gupta, trong một cuộc khảo sát nhỏ do tổ chức của ông thực hiện vào tháng 6/2018, 41,7% người trong độ tuổi 15-25 tuổi tiêu thụ TPCN hàng ngày. Khoảng 44,44% người cho biết việc uống đồ uống tốt cho sức khỏe là rất cần thiết vì chúng cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết. 22,22% tin rằng chúng cung cấp khả năng miễn dịch.

Tuy nhiên, theo ông Gupta, đó là quan điểm của người dân dựa trên các quảng cáo gây hiểu lầm, trong đó tuyên bố rằng con bạn, hoặc bạn, sẽ trở nên cao hơn bằng cách tiêu thụ những đồ uống được cho là tốt cho sức khỏe như vậy. Trong khi đó, Hội đồng Tiêu chuẩn Quảng cáo của Ấn Độ lại chủ yếu bảo vệ ngành công nghiệp TPCN.

Do đó, an toàn vẫn là mối quan tâm lớn trong bối cảnh người dân sử dụng bừa bãi các sản phẩm TPCN như vậy. Điển hình có thể kể đến trường hợp bà Sunita Kaushik, sống tại New Delhi. Bị chứng loãng xương trong khoảng 2 thập kỷ, người phụ nữ 67 tuổi này trong nhiều năm qua đã thử hầu hết mọi loại Thu*c có sẵn trên thị trường. Bên cạnh việc trải qua các phương pháp điều trị và những loại Thu*c khác nhau, bà Kaushik còn dùng nhiều loại Thu*c không truyền thống.

Tủ Thu*c của bà chất đầy các loại TPCN, Thu*c thảo dược và Thu*c tự chế. “Ít nhất là chúng không có tác dụng phụ. Nếu không hữu ích, chúng cũng sẽ không gây hại”, bà Kaushik tin tưởng. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, bà đã phải chịu đựng các vấn đề tiêu hóa mãn tính - mà bác sĩ của bà xác định là do việc dùng TPCN lâu dài.

Lấp dần những lỗ hổng

Cơ quan quản lý tiêu chuẩn và an toàn thực phẩm Ấn Độ (FSSAI) định nghĩa thực phẩm cho chế độ ăn uống đặc biệt hoặc TPCN hoặc dược thực phẩm hoặc thực phẩm bổ sung sức khỏe là các loại thực phẩm đặc biệt được chế biến hoặc được hình thành để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt do một điều kiện vật lý hoặc S*nh l* đặc biệt hoặc bệnh và rối loạn cụ thể.

Thành phần của các loại thực phẩm này phải có sự khác biệt đáng kể so với các thành phần của thực phẩm thông thường cùng bản chất và có thể có một hoặc nhiều hơn các thành phần như thực vật hoặc các bộ phận của thực vật ở dạng bột, cô đặc hoặc chiết xuất trong nước; các khoáng chất hay vitamin hay protein hoặc kim loại hoặc hợp chất, các axit amin (với hàm lượng hàng ngày khuyến cáo cho người Ấn Độ) hoặc các enzym (trong giới hạn cho phép)…

Theo quy định của Ấn Độ, các sản phẩm này không khẳng định để chữa trị hoặc giảm thiểu bất kỳ căn bệnh, rối loạn hoặc điều kiện cụ thể nào. Trong thành phần của các loại TPCN đó cũng không được bao gồm một loại Thu*c gây nghiện hoặc các chất hướng thần được quy định trong Danh mục hoạt chất gây nghiện và các chất hướng tâm thần.

Trước khi một sản phẩm TPCN được đưa ra thị trường, nhà sản xuất cần có giấy phép nhập khẩu; giấy phép sản xuất; giấy phép tiếp thị; các giấy phép ở cấp quốc gia khác được yêu cầu từ bên điều chỉnh. Năm 2016, FSSAI đã sửa đổi các quy định để khắc phục các lỗ hổng trong định nghĩa về thực phẩm độc quyền, bao gồm TPCN.

Một số quy định này được đưa ra dựa trên hướng dẫn của WHO. Các quy tắc mới được thực hiện từ tháng 1/2016 duy trì quy định rằng các sản phẩm được bán trong danh mục này không được chứa nội tiết tố, steroid hoặc thành phần hướng thần, nhưng có thể sử dụng màu sắc và chất phụ gia được phê duyệt. Số lượng chất dinh dưỡng được thêm vào không được vượt quá mức cần thiết hàng ngày được đề nghị theo quy định của Hội đồng nghiên cứu y khoa Ấn Độ và được FSSAI chấp nhận.n

Theo PGS.TS Lê Văn Truyền - Chủ tịch Hội đồng khoa học, Viện thực phẩm chức năng Việt Nam - hiện nay chưa có được một định nghĩa thống nhất về TPCN. Còn dược thực phẩm (nutraceutical) thường được coi là đồng nghĩa với TPCN trên các phương tiện truyền thông đại chúng và trong tài liệu khoa học. Khái niệm dược thực phẩm được Tiến sỹ Stephen De Felice - người sáng lập Quỹ Phát minh Y học ở Cranford, N.J. - đưa ra lần đầu tiên. Nutraceutical bao hàm cả các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng (dietary supplement), thực phẩm tăng cường (fortified food), thực phẩm chức năng (functional food) và thực phẩm dùng cho mục đích y tế (medical food). Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản không phân biệt TPCN với dược thực phẩm (nutraceutical). TPCN được coi là thực phẩm mà không phải là dược phẩm, mặc dù so với các thực phẩm cơ bản thông thường khác, trong thành phần thực phẩm chức năng có mặt các hoạt chất đem lại các lợi ích cho sức khỏe.

Minh Ngọc

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo pháp luật (https://baophapluat.vn/4-phuong/lo-ngai-duoc-thuc-pham-tu-an-do-518681.html)

Tin cùng nội dung

  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Những người được chẩn đoán bị Ung thư sẽ quan tâm đến việc dùng các Vitamin và các chế phẩm bổ sung như thực phẩm chức năng, các thảo dược và các chiết xuất đang được dùng rộng rãi để tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị.
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Vitamin E là chất chống ôxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi phản ứng có hại của các gốc tự do.
  • Những ngày đầu xuân cũng là dịp diễn ra lễ hội ẩm thực đầy tính truyền thống và là dịp vui vẻ, quây quần cùng gia đình bạn bè sau cả năm dài bận rộn. Nhưng cũng chính trong những ngày này, chúng ta thường gặp những “trục trặc” về sức khỏe.
  • Việc bồi bổ cho bà mẹ mang thai phải đáp ứng cả 2 điều kiện: thực dưỡng và dược dưỡng. Đây là những vấn đề không đơn giản vì phải đạt hiệu quả cao nhất về dược lý vừa tránh được những tác dụng không mong muốn.
  • Thân rễ của cây này có các củ bện xoắn như con ốc, bám chi chít vào rễ trụ nom giống đàn con bám vào vú mẹ, nên được gọi là Bối mẫu. Chính phần này được sử dụng làm Thu*c. Do được trồng ở Tứ Xuyên nên vị này được gọi là Xuyên bối mẫu.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY