Khoa học hôm nay

Loài hươu kỳ lạ này dù chỉ ăn cỏ nhưng chúng vẫn có cả răng nanh!

Hươu là loài động vật ăn cỏ điển hình, nhiều người cho rằng hươu là loài rụt rè sẽ bỏ chạy khi thấy người, vũ khí mạnh nhất của chúng là sừng, gạc được dùng để tấn công và rất nguy hiểm với người, nhưng có một loại huơu lạ lùng, chúng có cặp răng nanh dài và nhọn chẳng khác gì ma cà rồng.

Một đội thám hiểm đang khám phá những khu rừng hoang dã ở Afghanistan và bất ngờ tìm thấy một con huơu, nhưng khi con huơu này quay lại, nó đã khiến những nhà thám hiểm sợ hãi, vì nó có hai chiếc răng nanh dài và trông rất độc ác, khiến những nhà thám hiểm cảm thấy sợ hãi!

Những người dân địa phương dẫn đường cho biết: Đây là hươu ma cà rồng, nghe cái tên này khiến những người thám hiểm sợ hãi chỉ muốn bỏ chạy!

Tương tự như hình ảnh chúng ta thấy trong TV và phim ảnh, huơu "ma cà rồng" cũng có những chiếc răng nanh dài (khoảng 8 cm), giống như những chiếc móc sắt sắc nhọn. Nhưngtrên thực tế, chúng trông không đáng sợ, thậm chí còn có chút đáng yêu!

Chuyên gia Jen Webb, làm việc tại vườn thú Atlanta, cho biết: khi nghiên cứu về phả hệ của các loài hươu, cô đã tìm ra gốc tích thật sự của hươu “ma cà rồng”. Theo đó, tổ tiên của mọi loài hươu trên Trái Đất đều có gạc và răng nanh dài như ma cà rồng. Tuy nhiên trong quá trình tiến hóa, các loài hươu cao lớn hơn dần dần tiêu biến răng nanh và phát triển gạc. Hươu “ma cà rồng” còn tồn tại tới ngày nay chủ yếu là những cá thể hươu nhỏ. Không như nhiều lầm tưởng, tất cả hươu “ma cà rồng” được biết tới hiện nay đều rất nhút nhát, bí ẩn.

Trên thực tế, nó là một loại hươu, cao khoảng 60 cm, tai có lông, mắt tròn, lông mi dài và tên của loài hươu này là "hươu xạ Kashmiri".

Ở những con huơu xạ Kashmir đực, có một tuyến xạ hương (có giá trị kinh tế cực kỳ cao) có thể tạo ra mùi thơm nồng và dễ chịu, có thể được sử dụng để chiết xuất nước hoa và nó cũng được dùng làm hương liệu và thuốc cổ truyền Trung Quốc.

Trong tự nhiên, còn 4 nhóm hươu “ma cà rồng” là hươu Muntjacs (sống ở Nam Á); hươu xạ Kashmir (sống ở Afghanistan, Nga); hươu chần Elaphodus cephalophus (sống ở Trung Quốc, Myanmar) và hươu nước (sống ở Trung Quốc, Hàn Quốc).

Điều này đã mang đến một thảm họa tuyệt chủng cho loài hươu xạ Kashmir. Bị thu hút bởi nguồn lợi tài chính khổng lồ, mọi người đã săn lùng loài vật này một cách bừa bãi, và môi trường sống của chúng cũng bị phá hủy và suy giảm, điều này cuối cùng dẫn đến việc loài hươu xạ Kashmir phải đứng trên bờ vực tuyệt chủng và biến mất trong 60 năm!

Thực tế là những chiếc răng nanh sắc nhọn của của chúng không hề giống với loài ma cà rồng, không phải để hút máu mà thay vào đó, đây là một công cụ được hươu xạ Kashmiri đực sử dụng để thu hút bạn tình, đồng thời cũng là vũ khí để đánh bại đối thủ cạnh tranh và bảo vệ lãnh thổ.

Chúng là loài động vật ăn cỏ, sống trong môi trường đồi núi, rừng rậm, xa nơi ở của con người. Giống như các loài hươu thực sự, chúng ăn chủ yếu là lá, hoa và cỏ, cùng một số loại rêu và địa y. Chúng là động vật sống đơn độc và duy trì các vùng lãnh thổ được xác định rõ ràng. Hươu xạ nói chung là loài nhút nhát, và sống về đêm hoặc vào bình minh hay hoàng hôn.

Chuyên gia Peter Zahler lý giải: sở dĩ hươu “ma cà rồng” giữ lại răng nanh và tiêu biến gạc là bởi sống ở các thảm thực vật dày, gạc lớn khiến chúng dễ bị mắc kẹt. Arnold Cooke – một nhà động vật học người Anh cũng chia sẻ thêm: “kích thước răng nanh lớn có thể được hươu dùng để đe dọa kẻ thù và tránh các cuộc giao chiến”.

Hươu xạ Kashmir là loài hươu duy nhất có túi mật. Tuyến xạ hương của hươu đực nằm giữa bụng và bộ phận sinh dục, tiết ra mùi hương khiến người ta cảm thấy rất thoải mái, dễ chịu. Mùi hương này được sử dụng bởi hươu đực để thu hút hươu cái, và nó cũng được con người sử dụng để làm nước hoa và thuốc.

Hươu xạ Kashmir được xếp vào nhóm động vật nguy cấp theo sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN). Thịt hươu là một món ăn quý của người dân địa phương, tuy nhiên chúng chủ yếu bị săn bắt để lấy tuyến xạ hương. Theo IUCN, tuyến xạ của hươu Kashmir có thể được bán với giá 45.000 USD mỗi kg tại chợ đen. Nạn săn bắt không phải là mối đe dọa duy nhất đối với loài hươu hiếm này. Trong khi hươu Kashmir sống chủ yếu ở khu vực rừng núi, thì tình trạng phá rừng và xâm lấn của con người đang làm thu hẹp dần môi trường sống của chúng.

Chính vì vậy, hươu xạ Kashmir đã bị giết thịt với số lượng lớn khiến chúng đứng trước bờ vực tuyệt chủng, chúng chưa từng xuất hiện kể từ khi chúng được ghi nhận một lần vào năm 1948. Tuy nhiên, sau khi mọi người nghĩ rằng chúng đã tuyệt chủng, chúng bất ngờ xuất hiện tại Afghanistan vào năm 2014. Dù không bị tuyệt chủng nhưng chúng vẫn nằm trong phạm vi cực kỳ nguy cấp. Ngày nay loài hươu xạ Kashmir đang được bảo vệ, nhưng chúng vẫn không thể thoát khỏi nạn săn trộm.

Họ hươu xạ nhìn giống hươu nhỏ, có thân hình chắc nịch và chân sau dài hơn chân trước. Chúng dài khoảng 80 đến 100 cm, vai cao 50 đến 70 cm, và nặng từ 7 đến 17 kg. Các loài hươu xạ nguyên thủy hơn so với các loài Họ Hươu nai (Cervidae) ở chỗ chúng không có gạc hay các tuyến ở mặt, chỉ có một cặp vú, một túi mật, có tuyến ở đuôi, một cặp răng nanh dạng ngà và đặc biệt là có tuyến thơm được dùng trong y học và sản xuất nước hoa thượng hạng. Ghi chép hóa thạch của họ này kéo dài từ cuối thế Oligocen, khoảng 28 triệu năm trước. Nhóm này có nhiều trên khắp Âu-Á và Bắc Mỹ vào thế Miocen, nhưng sau đó suy giảm chỉ còn chi Moschus có sinh tồn vào đầu thế Pleistocen.

- Video: Cô gái trẻ bị cá to lớn như 'thủy quái' kéo lao xuống đầm. Nguồn: Tiktok/gala43395025.



Theo Báo Tổ quốc

Link bài gốc Lấy link

https://ttvn.toquoc.vn/loai-huou-ky-la-nay-du-chi-an-co-nhung-chung-van-co-ca-rang-nanh-7202112821492359.htm

Theo Báo Tổ quốc

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/loai-huou-ky-la-nay-du-chi-an-co-nhung-chung-van-co-ca-rang-nanh/20240101093553695)

Tin cùng nội dung

  • Nhu cầu tiêu thụ về sừng tê giác ở Việt Nam và Trung Quốc đang theo cấp số nhân. Nếu vấn đề này không được giảm thiểu một cách hiệu quả thì sẽ không có cách nào để bảo vệ loài tê giác khỏi sự săn bắt và giết chóc đang ở mức cực kỳ báo động. Sự tuyệt chủng là cái kết không thể tránh khỏi.
  • Dinh dưỡng của thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào dinh dưỡng của mẹ. Sự thiếu hụt dinh dưỡng thường dẫn đến chậm phát triển trong tử cung, đẻ con thấp cân (dưới 2.500g) và cũng là điều kiện thuận lợi gây nhiễm độc thai nghén dẫn đến thai ch*t lưu.
  • Nhiễm sán, nhiễm khuẩn, ung thư,... là một trong số những hệ quả của việc ăn nội tạng động vật bẩn.
  • Khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm tác động đến con người có nguồn gốc từ các loài hoang dã, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như HIV/AIDS, SARS...
  • Thoái hóa xương khớp nói chung cũng như thoái hóa cột sống (hay gặp là đốt sống lưng và đốt sống cổ) là bệnh thường gặp.
  • Mặc dù đã có rất nhiều lời cảnh báo từ các cơ quan chức năng cũng như các chuyên gia dinh dưỡng về hậu quả của việc sử dụng các thực phẩm nội tạng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Tôi có thói quen thích ăn lòng lợn nhưng vừa rồi đi xét nghiệm máu, kết quả cho thấy tôi bị mỡ máu cao (dù không bị béo lắm).
  • Sử dụng các tuyến nội tiết của động vật như trâu, bò, dê, chó, lợn... để chữa các chứng bệnh có liên quan đến các vấn đề rối loạn nội tiết của cơ thể con người là một liệu pháp khá độc đáo của y học cổ truyền. Các tuyến nội tiết được người xưa chú ý đến là tinh hoàn, tụy, giáp trạng, thượng thận..., trong đó tinh hoàn và tụy là thông dụng hơn cả.
  • Nếu bạn hoặc con của bạn bị động vật cắn, hãy làm theo những hướng dẫn sau: Đối với vết thương nhẹ, nông, bạn hãy rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY