12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Loãng xương làm tăng 80% nguy cơ mắc các bệnh tim mạch ở phụ nữ

Loãng xương - tình trạng xương trở nên mỏng hoặc giòn, là dấu hiệu cho thấy một phụ nữ có nguy cơ mắc các bệnh tim cao hơn, theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Heart (Mỹ).

Nghiên cứu cho thấy, sự mỏng đi của cột sống dưới (thắt lưng), đỉnh xương đùi (cổ xương đùi) và hông đặc biệt có liên quan đến nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ cao hơn.

Phụ nữ bị loãng xương tăng 79% nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Phụ nữ thường nhận được một xét nghiệm gọi là quét DXA để kiểm tra chứng loãng xương, vì vậy các nhà khoa học đã điều tra xem liệu có thể có mối liên hệ giữa loãng xương và bệnh tim hay không.

Phụ nữ bị loãng xương tăng gần 80% nguy cơ mắc bệnh tim mạch - (Ảnh: Eatthis).

Họ đã phân tích dữ liệu y tế từ hơn 12.000 phụ nữ trong độ tuổi từ 50 đến 84 đã được chụp DXA để kiểm tra loãng xương tại Bệnh viện Bundang của Đại học Quốc gia Seoul từ năm 2005 đến năm 2014. Những phụ nữ có tiền sử bệnh tim hoặc bệnh nghiêm trọng đã bị loại trừ.

Những người tham gia nghiên cứu được theo dõi trung bình trong 9 năm. Trong thời gian đó, khoảng 4% bị đau tim hoặc đột quỵ, và 2% tử vong. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng tình trạng xương mỏng, được định nghĩa là điểm mật độ xương thấp ở cột sống thắt lưng, cổ xương đùi và hông có liên quan đến nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ cao hơn từ 16% đến 38%.

Kết quả này được công bố sau khi tính đến các yếu tố khác như tuổi tác, huyết áp cao, cholesterol cao, hút thuốc và bị gãy xương trước đó. Và những trường hợp được chẩn đoán loãng xương có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn 79%.

Mặc dù nghiên cứu này chỉ mang tính chất quan sát, vì vậy nó chỉ có thể chỉ ra mối tương quan chứ không chứng minh được quan hệ nhân quả giữa loãng xương và nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho biết, việc quét xương thường được sử dụng có thể cung cấp cho phụ nữ và bác sĩ một công cụ tiềm năng khác để đánh giá nguy cơ mắc bệnh tim của họ.

Bệnh loãng xương và cách phòng ngừa

Loãng xương phổ biến hơn ở phụ nữ so với nam giới. Gần một nửa số phụ nữ trên 50 tuổi sẽ bị gãy xương vì loãng xương. Các chuyên gia cho biết, khi phụ nữ đến tuổi mãn kinh, lượng estrogen suy giảm mạnh có khả năng dẫn đến mất xương. Các triệu chứng của bệnh loãng xương bao gồm đau lưng, giảm chiều cao, tư thế khom lưng hoặc xương dễ gãy hơn bình thường.

Bạn có thể hỗ trợ sức khỏe xương bằng cách bổ sung đủ lượng canxi và vitamin D, đồng thời tham gia các bài tập tăng cường sức khỏe xương - (Ảnh: Freepik).

Bạn có thể hỗ trợ sức khỏe xương bằng cách bổ sung đủ lượng canxi và vitamin D, đồng thời tham gia các bài tập tăng cường sức khỏe xương, chịu được trọng lượng như đi bộ, Zumba hoặc nhảy dây. Một số biện pháp khác giúp ngăn ngừa bệnh loãng xương bao gồm:

Hạn chế uống rượu: Uống nhiều hơn hai ly mỗi ngày có liên quan đến khả năng mất xương cao hơn.

Bỏ thuốc lá: Thuốc lá làm tăng gấp đôi nguy cơ mất xương và gãy xương.

Hạn chế nước ngọt có ga: Một số phát hiện cho thấy uống nhiều nước ngọt có ga dẫn đến mất xương. Điều này có thể do lượng phốt pho bổ sung trong chúng ngăn cơ thể hấp thụ canxi. Hoặc đơn giản là phụ nữ đang thay thế đồ uống giàu canxi, chẳng hạn như sữa, bằng soda.

Bệnh loãng xương rất phổ biến ở phụ nữ, đặc biệt là sau khi mãn kinh. Vì vậy, phụ nữ nên thực hiện các biện pháp giúp tăng cường sức khỏe xương và ngăn ngừa nguy cơ loãng xương ngay từ sớm để tránh làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Thanh Thanh

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/loang-xuong-lam-tang-80-nguy-co-mac-cac-benh-tim-mach-o-phu-nu-30920/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY