Dinh dưỡng hôm nay

Là chuyên khoa nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống và xây dựng các chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng bệnh lý khác nhau, dựa trên sự phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng: cung cấp chế độ ăn thường và chế độ ăn uống tuỳ theo bệnh lý cho các bệnh nhân điều trị nội trú, phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân,….

Lợi ích của các loại rau trong mâm cỗ Tết

Cho dù y học đang có những bước phát triển không ngừng trên nhiều hướng, song các chuyên gia y tế và dinh dưỡng vẫn tiếp tục ca ngợi, lợi ích của nhiều loại thực phẩm khác nhau.

Chế độ ăn chứa những thực phẩm này, đã được chứng minh là giảm nguy cơ béo phì, bệnh tim mạch và thậm chí là một số bệnh ung thư.

Dưới đây là danh sách, và các thông tin liên quan đến lợi ích sức khỏe, của những loại rau hết sức thông dụng, cả trong ngày thường cũng như trong mâm cơm Tết. Những loại rau này giúp mang lại món ăn bổ dưỡng, cho những ai muốn tăng cường sức khỏe thông qua ăn uống lành mạnh.

1. Súp lơ xanh.

Súp lơ xanh chứa hàm lượng cao chất xơ, cả hòa tan và không hòa tan, và là một nguồn giàu vitamin C. Ngoài ra, súp lơ xanh còn chứa lượng vitamin A, sắt, vitamin K, vitamin B, kẽm, phospho và các chất dinh dưỡng thực vật dồi dào.

Các nghiên cứu đã thấy rằng, súp lơ xanh có thể giúp ngăn ngừa thoái hóa khớp, bảo vệ da trước tác động của tia cực tím, đẩy lùi tổn thương tim do bệnh tiểu đường, và giảm nguy cơ ung thư bàng quang.

2. Cà rốt.

Cà rốt là nguồn vitamin A tuyệt vời. Một củ cà rốt cung cấp 210% nhu cầu hàng ngày trung bình của người lớn.

Những lợi ích sức khỏe tiềm tàng của cà rốt bao gồm: ngăn ngừa ung thư phổi, tiêu diệt các tế bào bệnh bạch cầu, ung thư máu, ức chế tiến triển của bệnh và giúp phục hồi thị lực.

3. Súp lơ trắng.

Là một thành viên trong gia đình các loại rau họ cải, súp lơ trắng có chứa những chất chống ôxy hóa và chất dinh dưỡng thực vật, có thể bảo vệ chống lại bệnh ung thư, chất xơ giúp tạo cảm giác no, giúp giảm cân và hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, chất cholin thiết yếu cho học tập và trí nhớ, cũng như nhiều chất dinh dưỡng quan trọng khác.

Những lợi ích sức khỏe tiềm tàng của súp lơ trắng bao gồm, ngăn ngừa đột biến và giảm stress từ các gốc tự do, phòng ngừa táo bón và giúp ích cho trí nhớ.

4. Cần tây.

Cần tây là loại rau rất giàu chất chống ôxy hóa và vitamin K.

Những lợi ích sức khỏe của cần tây bao gồm hạ thuyết áp, ngăn ngừa ung thư và làm dịu khớp đau.

5. Tỏi.

Tỏi được sử dụng rộng rãi, để trị nhiều chứng bệnh khác nhau có liên quan đến hệ tuần hoàn và tim mạch.

Các nghiên cứu đã cho thấy, tỏi có đặc tính kháng sinh rất mạnh, giúp bảo vệ tim trong phẫu thuật tim và sau cơn đau tim, giảm nguy cơ phát triển ung thư phổi, giảm cholesterol và huyết áp.

6. Gừng.

Trong củ gừng có một chất thường được sử dụng, như một thành phần trong Thu*c kháng acid dạ dày, Thu*c nhuận tràng và trị đầy hơi.

Các nghiên cứu đã tìm thấy rằng, gừng có thể ngăn ngừa tình trạng viêm của đại tràng, giảm đau cơ do tập luyện, giúp giảm buồn nôn do hóa trị và giảm đau khi “đèn đỏ”.

7. Bạc hà.

Bạc hà thực ra là tên chung cho một nhóm, gồm khoảng 15 đến 20 loại cây khác nhau, thực vật trong đó có húng bạc hà. Tinh dầu bạc hà thường được sử dụng trong kem đánh răng, kẹo cao su, kẹo và nhiều sản phẩm làm đẹp, trong khi lá được sử dụng hoặc tươi, hoặc khô trong các loại trà và chế biến thức ăn.

Bạc hà là một trong những loại rau, có đặc tính chống ôxy hóa cao nhất so với bất kỳ thực phẩm nào khác. Bạc hà có tác dụng tích cực đối với dị ứng, cảm lạnh, khó tiêu, hội chứng ruột kích thích IBS và da.

8. Nấm.

Dù được phân loại là rau trong thế giới thực phẩm, song về mặt kỹ thuật thì nấm không phải là cây. Chúng về vương quốc của nấm và mặc dù không phải là rau, nấm vẫn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng.

Những lợi ích sức khỏe tiềm tàng của nấm bao gồm, hỗ trợ ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, điều hòa huyết áp và cải thiện phản ứng miễn dịch với nhiễm trùng.

9. Hành.

Hành có rất nhiều màu sắc, kích thước, hình dạng và hương vị khác nhau. Những loại phổ biến nhất là màu tím, màu vàng và màu trắng. Hương vị có thể đa dạng, từ ngọt và nhiều nước, với mùi hành nhẹ đến cay và hăng nồng, thường phụ thuộc vào mùa trồng và tiêu thụ. Ước tính mỗi năm thế giới thu hoạch khoảng 53 triệu tấn hành.

Những lợi ích sức khỏe của việc ăn hành gồm, giảm nguy cơ một số loại ung thư, cải thiện tâm trạng và duy trì sức khỏe của da và tóc.

10. Khoai tây.

Khoai tây là cây thuộc họ cà, cùng với cà chua và cà tím, trong họ này có một số loài thực sự rất độc. Hiện nay, khoai tây là một trong những loại cây trồng đại trà, có giá rẻ nhất và có sẵn quanh năm.

Ăn khoai tây sẽ mang lại cho bạn những lợi ích sức khỏe bao gồm, duy trì cấu trúc xương, hỗ trợ sức khỏe tim mạch, giảm viêm mạn tính và ngăn ngừa táo bón.

11. Măng tây.

Măng tây rất giàu chất xơ và chứa hàm lượng cao vitamin B6, canxi, kẽm và magiê.

Măng tây mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, ngăn ngừa sỏi thận và giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh, ở trẻ sơ sinh.

12. Cà chua.

Cà chua được coi là thực phẩm chức năng, một loại thực phẩm không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng cơ bản, mà còn phòng ngừa nhiều bệnh mạn tính và mang lại những lợi ích sức khỏe khác, do các chất thực vật có lợi như lycopen.

Cà chua, nguồn thức ăn giàu vitamin A, C và axit folic. Cà chua có chứa một loạt các chất dinh dưỡng và chất chống ôxy hóa có lợi, bao gồm axit alpha-lipoic, lycopen, cholin, axít folic, beta-caroten và lutein.

lợi ích của việc ăn rau và hoa quả nói chung, bao gồm cả cà chua là không thể tính hết. Khi ăn nhiều những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật, nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường, ung thư sẽ giảm.

Theo Medicalnewstoday.com.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/loi-ich-cua-cac-loai-rau-trong-mam-co-tet-n111648.html)

Tin cùng nội dung

  • Gừng là một gia vị rất quen thuộc và hầu như lúc nào cũng có sẵn ở ngăn bếp của các bà nội trợ.
  • Theo y học cổ truyền, cà chua vị ngọt chua, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, chỉ khát, dưỡng âm và lương huyết, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như nhiệt bệnh phiền khát, can âm bất túc, hay hoa mắt chóng mặt, âm hư huyết nhiệt, tiêu hóa kém, loét dạ dày, tăng huyết áp…
  • Mangyte-Gừng từ lâu được coi là gia vị được sử dụng trong mỗi bữa ăn gia đình. Ngoài giá trị về dinh dưỡng thì gừng còn được biết đến với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe con người.
  • Ăn rau củ đều rất hữu ích, nhưng cà rốt còn tuyệt vời hơn, bởi có nhiều lý do nên ăn chúng mỗi ngày.
  • Ngày trước, khi tôi học thi, mẹ tôi hay nấu canh cà chua với trứng cho tôi ăn và nói món ăn này rất bổ dưỡng...
  • Rau cần có hai loại, cần ta và cần tây. Để dùng đúng trong chữa bệnh, ta nên biết rõ tính năng của từng loại.
  • Cần tây mang lại rất nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể nên có khả năng phòng chống một số bệnh nguy hiểm, đặc biệt là chứng huyết áp cao
  • Khoai tây giàu dinh dưỡng, nhiều chất xơ mềm, chữa đau dạ dày, nhuận tràng, chữa đau bụng, tiêu viêm và là thần dược làm đẹp da
  • Kết quả nghiên cứu tiết lộ, nam giới duy trì ăn cà chua trong 10 bữa mỗi tuần có khả năng giảm nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến 18%.
  • Cà chua là loại quả quen thuộc được dùng làm thực phẩm. Cây cà chua thân tròn, phân cành rất nhiều, mùa quả chính là mùa đông và mùa xuân. Quả cà chua khi chín có màu đỏ tươi chứa rất nhiều vitamin A. Theo Đông y, cà chua tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, tăng tân dịch, chống khát nước, giúp thông tiểu tiện và tiêu hóa tốt.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY