12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Lợi ích khi khám sức khỏe định kỳ

Khám sức khỏe định kì là cách làm tốt nhất để mỗi người tự bảo vệ sức khỏe của chính mình.

Khám sức khỏe định kỳ, bạn sẽ phát hiện bệnh sớm

Khám sức khỏe định kỳ giúp chẩn đoán và phát hiện sớm bệnh tật, nhất là những bệnh nan y như: tiểu đường, ung thư, suy thận, bệnh về tim mạch... từ đó có hướng điều trị kịp thời.

Ví dụ, ung thư phổi, nếu phát hiện và điều trị sớm ngay từ giai đoạn I A thì tỷ lệ sống còn sau 5 năm điều trị có thể trên 30%, trong khi phát hiện và điều trị ở giai đoạn III thì tỷ lệ sống sau 5 năm chỉ khoảng 2-4%; Còn nếu phát hiện sớm tiểu đường, bệnh nhân có thể tránh được các biến chứng nguy hiểm trên thận, đáy mắt, mạch máu và tránh được biến chứng nhiễm trùng bàn chân…

Ảnh minh họa

Khám sức khỏe định kỳ, nếu có vấn đề gì sẽ được tiến hành khám sâu luôn

Khám sức khỏe định kỳ ngoài việc khám tổng quát, nên tiến hành khám phi lâm sàng. Cụ thể là: xét nghiệm, siêu âm, chụp X-quang, nội soi dạ dày, đại tràng, điện tim. Sau đó khám các chuyên khoa tai, mũi, họng, mắt thần kinh… Nếu phát hiện có vấn đề gì sẽ tiến hành khám sâu. Như thế sẽ không bỏ sót bệnh, vì có những loại bệnh phải tiến hành xét nghiệm nhiều lần mới phát hiện được.

Khám sức khỏe định kỳ, bạn sẽ được bác sĩ thông báo nguy cơ có thể gặp trong lứa tuổi của mình

Từ đó có thể theo dõi dễ dàng những biến đổi, giúp phát hiện sớm những vấn đề sức khỏe còn tiềm ẩn, hay những chương trình cần thực hiện để giúp giữ gìn sức khỏe, hạn chế tối đa những thương tổn và ngăn ngừa biến chứng của bệnh lý này là kiểm tra sức khỏe định Tất nhiên khi có triệu chứng khó chịu nào đó thì cần đến bác sĩ khám ngay, chứ không phải chờ đến dịp khám định kỳ.

Khám sức khỏe định kỳ, bạn sẽ được bác sĩ tư vấn và hướng dẫn kỹ

Với những kết quả có được, người thầy thuốc sẽ tư vấn cho bệnh nhân những điều cần thiết để giảm và điều trị dứt điểm các bệnh.

Chương trình tư vấn sẽ bao gồm: thay đổi cách sống, thay đổi môi trường sống, thay đổi phương pháp làm việc, bảo hộ lao động, tập luyện thể thao, vệ sinh thân thể và chế độ ăn thích hợp cho từng loại bệnh...

Đây cũng là lúc bạn cần hỏi bác sĩ tất cả thắc mắc về bệnh trạng của mình: có phải uống thuốc, uống trong bao lâu, phản ứng thuốc, có cách chữa nào khác ngoài dùng thuốc, tái khám…

Danh mục khám kiểm tra thường gồm:

- Khám tổng quát.

- Xét nghiệm công thức máu.

- Tổng phân tích nước tiểu.

- Chụp X-quang tim phổi.

- Siêu âm tổng quát…

Sau đó, tuỳ theo những đặc điểm riêng của từng cá nhân như đã kể trên mà bác sĩ thăm khám có thể đề nghị làm thêm một số xét nghiệm khác như:

- Điện tâm đồ, siêu âm tim.

- Đường máu.

- Lipid máu.

- Chức năng gan thận.

- Đo mật độ xương.

- Siêu âm ngực, chụp nhũ ảnh.

- Phết tế bào âm đạo, soi cổ tử cung.

- Xét nghiệm phân và soi trực tràng.

- Thử PSA...

Và trong một số trường hợp cần thiết, có thể bác sĩ thăm khám sẽ đề nghị bác sĩ chuyên khoa khám thêm hoặc hội chẩn các bác sĩ.

Bình Nguyên

Theo tạp chí Sống Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/loi-ich-khi-kham-suc-khoe-dinh-ky-19049/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY