Nhưng đến nay, đã chứng minh rằng rất dễ bị thay đổi. Từ sự biến đổi phía sau hộp sọ cho đến việc khuỷu tay của mình ngày càng hẹp…, bộ xương của loài người đang thay đổi theo cách sống mà con người đang áp dụng.
Ở các bảo tàng trưng bày xương người thường có màu trắng nhưng kỳ thực bộ xương có màu hồng với nhiều mạch máu rất sống động và xương bị gãy lại có khả năng tự chữa lành. Vì vậy mà mỗi dù được phát triển theo một khuôn mẫu thô được quy định bởi AND nhưng sau đó nó được điều chỉnh để phù hợp với những hoạt động mà người đó thực hiện trong suốt cuộc đời. Điều này đã dẫn tới một bộ xương gọi là “sử xương” (tiểu sử bộ xương, tức là quan sát xương để hiểu rõ chủ nhân nó đã sống ra sao). Đến nay, xương quai hàm của con người ngày càng nhỏ hơn, xương khuỷu tay hẹp hơn... là do cuộc sống hiện đại đang tác động sâu sắc đến xương người. Các nhà khoa học lấy một dẫn chứng mạnh mẽ về cách hoạt động của bộ xương liên quan đến người dân trên đảo Tinian.
Năm 1924, các nhà khảo cổ học khám phá ra một bộ xương nam giới trên đảo Tinian (cách duyên hải phía Đông quốc đảo Philippines khoảng 2.560km). Bộ xương có niên đại trong các thế kỷ 16, 17. Qua quan sát hộp sọ, xương cánh tay, xương đòn và xương cẳng chân cho thấy rằng người đàn ông này cực kỳ vạm vỡ, cao lớn bất thường. Bộ hài cốt cho thấy nó tương ứng với huyền thoại về những người khổng lồ từng cai trị đảo Tinian. Các nhà khảo cổ học gọi bộ hài cốt là Taotao Tagga (người khổng lồ Tagga vì liên quan đến một vị tù trưởng huyền thoại tên là Taga - người nổi tiếng với sức mạnh siêu phàm). Khi những ngôi mộ khác lần lượt được phát hiện cho thấy sống trên đảo Tinian là một chủng người cực kỳ hiếu chiến, cao lớn và khỏe mạnh. Ngôi mộ của Taga được dựng lên bởi 12 cây cột đá khổng lồ. Còn ngôi nhà lớn nhất trên đảo Tinian có những cây cột chống cao đến 5m) và mỗi cột nặng gần 13 tấn. Như vậy, các nhà khảo cổ và các nhà khoa học khác đưa ra kết luận, sức khỏe vô song của người trên đảo Tinian là do chăm chỉ làm việc.
Cùng các kỹ thuật để áp dụng cho con người đang sống trong năm 2019, các nhà khoa học có thể tìm ra những nét thay đổi trong bộ xương người phản ánh của chúng ta. Ông David Shahar - một nhà khoa học y tế đang công tác tại Đại học The Sunshine Coast (Australia) cho biết, trong suốt 20 năm làm việc và quan sát thì chỉ mới 1 thập kỷ qua đã thấy hộp sọ của nhiều khách hàng lớn bất thường. Đặc điểm giống như gai nhọn thường được gọi là “chỗ lồi ra bên ngoài” được tìm thấy bên dưới hộp sọ (phía trên gáy).
Khi xương lồi ở hộp sọ được điều tra lần đầu tiên, nhà khoa học nổi tiếng người Pháp - Paul Broca phân tích hàng ngàn bản chụp Xquang về hộp sọ của những người từ 18 - 86 tuổi. Họ đo bất kỳ cái gai nhọn nào và kèm ghi nhận tư thế hoạt động của các cá nhân đó. Kết quả: gai xương lồi nhiều hơn ở nhóm người trẻ tuổi nhất: Cứ 4 người trong độ tuổi từ 18 - 30 sẽ có 1 người có gai xương lồi. Ông Shahar cho rằng hiện tượng gai xương tăng đột biến là do ảnh hưởng bởi công nghệ và có liên quan đến điện thoại thông minh (ĐTTM) và máy tính bảng. Những hộp sọ có xương gai phát triển sẽ nặng tương đương 4,5kg.
Khi chúng ta ngồi thẳng, những vật nặng được cân bằng trên cột sống của chúng ta. Nhưng khi chúng ta nhoài đầu về phía trước để đọc bảng tin trên mạng xã hội thì cổ bị kéo căng để giữ cho nó được cân bằng. Các bác sĩ gọi nó là “hội chứng đau cổ”. Ông Shahar cho rằng gai nhọn được hình thành do tư thế tạo ra áp lực nơi cơ cổ gắn với hộp sọ và cơ thể phản ứng bằng cách đặt xuống các lớp xương tươi. Những thứ này khiến cho hộp sọ thích ứng bằng cách chia đều trọng lượng trên một khu vực rộng. Sự căng cổ có liên quan đến số thời gian mà con người dành cho ĐTTM. Ông Shahar cho biết, gai nhọn chỉ dài 30mm nhưng sẽ không bao giờ biến mất mà chỉ có lớn thêm mãi. Tuy vậy, nó không gây rắc rối cho cơ thể của chúng ta.
Còn tại Đức, các nhà khoa học đã khám phá thêm một sự phát triển dị thường khác: Khuỷu tay của con người đang co lại. Bà Christiane Scheffler - một nhà nhân chủng học tại Đại học Potsdam (Đức) đang nghiên cứu về cách thức đo xương từ các học sinh khi bà nhận ra khuynh hướng này. Để xem biến đổi ra sao theo thời gian, bà Scheffler đã tiến hành nghiên cứu về sự phát triển bộ xương của trẻ em trong 10 năm. Điều này liên quan đến “chỉ số khung” của trẻ: So sánh chiều cao con người với bề rộng của khuỷu tay và khám phá ra rằng bộ xương trẻ em trở nên mỏng manh theo thời gian.
Sự thay đổi này ban đầu bà Scheffler cho rằng có thể là do di truyền nhưng thật khó để ADN có thể thay đổi trong 10 năm. Yếu tố suy dinh dưỡng cũng bị loại. Và chỉ còn lại là do giới trẻ ngày nay quá lười vận động. Để chứng minh, bà Scheffler cùng với các đồng nghiệp đã tiến hành một nghiên cứu khác và thấy rõ sự thay đổi bộ xương trẻ với số thời gian hoạt động mà chúng thực hiện. Bà Scheffler kết luận rằng, khi thường xuyên dùng cơ thì cơ thể sẽ sản sinh nhiều mô xương khiến cho mật độ xương lớn hơn (xương to hơn).
GS. Noreen von Cramon-Taubadel của Đại học công New York nghiên cứu về sự thay đổi của xương quai hàm. Bà Cramon cho rằng xương quai hàm cùng với thời gian nhai thức ăn. So với việc phải nhai nhiều trước đây thì trong các xã hội hiện đại, thực phẩm thường mềm và có thể ăn mà không cần nhai nát nó trước sẽ khiến cho cơ hàm yếu đi. Chính vì thế mà ở cộng đồng hiện đại, người dân hay mắc các bệnh răng miệng: răng mọc chệch, vẹo răng. Ngoài ra còn có một bất ngờ khác, đó là sự thay đổi giữa hàm và răng đã ảnh hưởng đến khả năng nói ở người. Sự thay đổi hàm trên nhô ra nhiều hơn hàm dưới đã tạo ra những cách phát âm mới. Nghiên cứu ước tính rằng các ngôn ngữ đã theo cách nói của con người, từ lúc chỉ có 3% các âm thanh khó nghe cho tới ngày hôm nay là 76%.
Văn Chương
(theo BBC)