B1: Chân như huân tập Vô minh: Có 2 nghĩa:
C1: Tự thể tướng huân tập: Chúng sinh từ vô thỉ đến nay sẵn có Vô lậu pháp, tự tánh đầy đủ Nghiệp bất tư nghì và đầy đủ vô số cảnh giới, do thường xuyên huân tập của Vô lậu pháp và Nghiệp bất tư nghì, nhờ hai năng lực này thường thường huân tập nên chúng sinh có thể nhàm chán khổ sinh tử mong cầu vui Niết bàn, tự tin bản thân mình sẵn có Chân như nên phát tâm tu hành.
Hỏi: Nếu tất cả chúng sinh đều sẵn có Chân như người nào cũng có khả năng huân tập, tại sao người có Tín tâm, người không có, người có trước người có sau sai khác vô cùng, lẽ ra mọi người cùng một lúc tự nhận biết mình sẵn có Chân như chỉ cần siêng tu tập các phương tiện đều có thể nhập Niết bàn?
Đáp: Chân như nguyên có một nhưng Vô minh có vô lượng vô biên, xưa nay căn tánh chúng sinh sai biệt dày mỏng bất đồng. Hơn nữa tất cả phiền não đều y vô minh sinh khởi ngã kiến, ái nhiễm phiền não, đều do Vô minh nên có nhiều sự sai biệt như thế, điều này chỉ có Như lai thật sự nhận biết một cách tường tận.
Hơn nữa, trong phật pháp cần phải có nhân có duyên, khi hội đủ nhân duyên công việc sẽ thành tựu, ví như trong cây sẵn có tánh lửa, đó là chính nhân nhưng không biết dùng phương tiện lại đốt cây tìm lửa, không thể nào được! Chúng sinh giống như thế, tuy có năng lực Chân như huân tập là chính nhân nhưng không gặp Phật Bồ tát Thiện tri thức trợ duyên, tự mình đoạn phiền não mong vào Niết bàn nhất định không thể. Ngược lại, tuy có ngoại duyên gặp chư Phật Bồ tát nhưng không có sự huân tập của Tịnh pháp Chân như cũng không thể khởi tâm nhàm chán sinh tử mong cầu Niết bàn. Nếu đủ nhân duyên nghĩa là tự có năng lực Chân như huân tập và nhờ sự từ bi gia hộ của Chư Phật Bồ tát bấy giờ có thể khởi tâm nhàm chán khổ đau, tin có Niết bàn phát tâm tu tập những thiện căn, khi thiên căn đã thành thục liền gặp chư Phật Bồ tát hoan hỷ chỉ dạy bấy giờ có thể thẳng tiến vào đạo quả Niết bàn.
C2: Dụng huân tập? Chúng sinh nhờ năng lực ngoại duyên. Ngoại duyên rất nhiều ý nghĩa khác nhau nhưng không ngoài 2 duyên. Sai biệt duyên và Bình đẳng duyên.
D1: Sai biệt duyên là gì: Người này nương vào Chư Phật, chư Bồ tát, bắt đầu từ Sơ phát ý khởi tâm cầu đạo cho đến khi thành Phật, trong khoảng thời gian đó hoặc trông thấy hoặc nhớ nghỉ chư Phật chư Bồ tát, các ngài hoặc làm thân bằng quyến thuộc như Cha mẹ, hoặc làm Sứ giả, hoặc là bằng hữu, hoặc kẻ oan gia, hoặc lấy pháp Tứ nhiếp giáo hóa cho đến lấy tất cả pháp trợ duyên nhờ năng lực đại bi tâm, khiến tất cả chúng sinh tăng trưởng thiện căn, thấy hay nghe đều được lợi ích. Duyên này lại có 2: Cận duyên: Mau chóng được độ. Viễn duyên: Thời gian lâu dài mới được độ. Cận và viễn duyên nếu phân biệt lại có 2 loại. 1: Tăng trưởng hạnh duyên. 2: Thọ đạo duyên.
D2: Bình đẳng duyên: Chư phật bồ tát đều phát nguyện độ thoát chúng sinh, với vô duyên từ, tự nhiên liên tục huân tập không bao giờ từ bỏ chúng sinh, vì Phật và chúng sinh đồng thể trí lực tức phàm thánh nhiễm tịnh đều đồng một giác tâm diệu dụng, tùy cơ cảm của chúng sinh ứng hiện thiện nghiệp khiến họ được thấy nghe, thường gọi: Chúng sinh y tam muội có thể bình đẳng trông thấy phật.
Dụng huân tập: Có 2: Vị tương ưng và Dĩ tương ưng.
1: Vị tương ưng: Như phàm phu Nhị thừa, Sơ phát ý bồ tát dùng Ý thức huân tập, nhờ tín tâm tu hành, nhưng chưa chứng tâm vô phân biệt nên không thể tương ưng với Tự thể tâm Vô phân biệt, cũng không thể tương ưng với Tự dụng một cách tự tại nên gọi Vị tương ưng.
2: Dĩ tương ưng: Bậc Pháp thân bồ tát đã được tâm Vô phân biệt tương ưng vô lậu trí và diệu dụng của phật, nhờ pháp lực tự nhiên tu hành và do Chân như huân tập diệt trừ vô minh. Cho đủ pháp nhiễm xưa nay liên tục huân tập đi nữa nhưng sau khi chứng đắc phật quả tất cả đều đoạn sạch và Sự huân tập của Tịnh pháp cho đến đời vị lai cũng không đoạn mất. Tại sao? Vì pháp chân như thường huân tập do đó vọng tâm phải diệt, bấy giờ Pháp thân hiển hiện khởi Diệu dụng huân tập không gián đoạn gọi là Dĩ tương ưng.
Cương yếu: Ngài Hiền Thủ Pháp Tạng thành lập Tứ tông. 1: Tùy tướng pháp chấp tông, thuộc kinh luận Tiểu thừa. 2: Chân không vô tướng tông, như Bát nhã, Trung quán thuyết minh. 3: Duy thức pháp tướng tông, như Kinh Giải thâm mật, luận Du già trình bày. 4: Như lai tàng duyên khởi tông, như Kinh Lăng già, luận Khởi tín thuyết minh. Đồng thời thành lập Ngũ giáo: Tiểu, Thỉ, Chung, Đốn và Viên giáo, Trong đó Chung giáo thuyết minh sự và lý tương tức đó chính là Chân như duyên khởi hay Như lai tàng duyên khởi được thuyết minh một cách khá tường tận trong các kinh Lăng già, Thắng man, Khởi tín và Bảo tánh luận. Tuy Ngài Hiền Thủ chưa từng nói Khởi tín thuộc về thời nào trong ngũ thời giáo nhưng xét cho cùng thì Khởi tín chính xác thuộc Đại thừa chung giáo đó là điều hiển nhiên, bời vì Ngũ giáo chương quyển thượng của Ngài hầu như hoàn toàn dùng Giáo nghĩa Khởi tín để dẫn chứng cho luận thuyết của mình, Ngài cho rằng: Y ngôn chân như tức là Chung giáo, Ly ngôn chân như là Đốn giáo. Như vậy Luận Khởi tín không những thuộc Chung giáo mà còn gồm cả Đốn giáo đại thừa.
Theo Khuê Phong Tông Mật khẳng định: Luận khởi tín tuy thuộc Chung giáo đại thừa đồng thời thông cả Đốn giáo đại thừa, ngài nói: Nhất tâm nhị môn của Khởi tín tức là Nhất tâm pháp giới của Hoa nghiêm. Duy có điều pháp tướng Duy thức tông thành lập chủ thuyết A lại da duyên khởi nhưng A lại da thức các Đại luận sư đều cho nó là Duy vọng bất thật có thể huân tập duyên khởi, ngược lại Khởi tín chủ trương Chân và Vọng hòa hợp, Chân tức là chân như bất sinh bất diệt bản nhiên thường trụ vô hữu biến dị làm sao hòa hợp với Vọng nhiễm vô minh, nên ý nghĩa Chân và Vọng hòa hợp bất thành, đây là điều Duy thức khó có thể chấp nhận, chính vì thế Duy thức tông cho rằng Khởi tín luân có lẽ không phải Ngài Mã minh biên soạn, thậm chí cho đây là tác phẩm ngụy tạo, hoặc có thể do người dịch sai lầm không dịch đúng theo văn cú. Theo Địa tông luận do Bồ tát Thế thân tạo, Hậu Ngụy Bồ đề lưu chi dịch mục đích giải thích A lại da duyên khởi cho rằng A lại da và Chân như hoàn toàn đồng nhất. Ngài thành lập 2 tạng: Thanh văn tạng và Bồ tát tạng và sáng lập 4 tông: Tánh tông, Phá tánh tông, Phá tướng tông và Hiển thật tông, Luận khởi tín được xếp vào địa vị tối cao là Bồ tát tạng và Hiển thật tông.
Tuy nói có 4 sự huân tập nhưng thật ra chỉ có 2 căn bản huân tập tạm gọi là 2 công thức như sau:
Công thức I: Lưu chuyển môn. Bắt đầu từ Vô minh huân tập Y ngôn chân như biến Chân như thành Vọng tâm, Vọng tâm huân tập Vô minh biến Vô minh thành Vọng cảnh giới, Vọng cảnh giới lại huân tập Vọng tâm biến Vọng tâm thành Ngã và Pháp chấp, do liên tục tạo nghiệp, nên cảm thọ khổ báo. Nói cách khác, do Nhất niệm bất giác phát sinh Vô minh nghiệp tướng, do Trí tướng phân biệt khởi Vọng tâm tức Phân biệt sự thức thành Tương tục tướng cho đến Chấp thủ, Kế danh tự, Khởi nghiệp và Nghiệp hệ khổ báo.
Công thức II: Hoàn diệt môn. Bắt đầu từ Chân như huân tập Vô minh khiến khởi tâm chán sinh tử cầu niết bàn, nhận biết bản hữu tự tánh, nương Thỉ giác tùy thuận Chân như xa rời ác pháp như thật tu hành trải qua Tam hiền Tru, Hạnh Hướng và Thập địa, đắc nhập Diệu giác tức cứu cánh thành Phật.
C4: TAM ĐẠI: THỂ TƯỚNG VÀ DỤNG ĐẠI
Luận văn: Phục thứ Chân như tự thể tướng giả, nhất thiết phàm phu, Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát chư Phật vô hữu tăng giảm phi tiền tế sinh, phi hậu tế diệt tất cánh thường hằng, tùng bổn dĩ lai tánh tự mãn túc nhất thiết công đức, sở vị: Tự thể hữu Đại trí tuệ quang minh nghĩa cố, Biến chiếu pháp giới nghĩa cố, Chân thật thức tri nghĩa cố, Tự tánh thanh tịnh tâm nghĩa cố, Thường lạc ngã tịnh nghĩa cố, Thanh lương bất biến tự tại nghĩa cố, Cụ túc như thị quá ư hằng sa, bất ly, bất đoạn, bất dị, bất tư nghì phật pháp, nãi chí mãn túc vô hữu sở thiểu nghĩa cố, danh vi Như lai tàng, diệc danh Như lai pháp thân.
Vấn viết: Thượng thuyết Chân như kỳ thể bình đẳng ly nhất thiết tướng, vân hà phục thuyết thể hữu như thị chủng chủng công đức?
Đáp viết: Tuy thật hữu thử chư công đức nghĩa nhi vô sai biệt chi tướng đẳng đồng nhất vị duy nhất Chân như. Thử nghĩa vân hà? Dĩ vô phân biệt, ly phân biệt tướng, thị cố vô nhị.
Phục dĩ hà nghĩa đắc thuyết sai biệt? Dĩ y nghiệp thức sinh diệt tướng thị. Thử vân hà thị? Dĩ nhất thiết pháp bổn lai duy tâm, thật vô ư niệm nhi hữu vọng tâm bất giác khởi niệm kiến chư cảnh giới, cố thuyết Vô minh. Tâm tánh bất khởi tức thị Đại trí tuệ quang minh nghĩa cố, nhược tâm khởi kiến tất hữu bất kiến chi tướng, tâm tánh ly kiến tức thị biến chiếu pháp giới nghĩa cố, nhược tâm hữu động phi chân thức tri, vô hữu tự tánh, phi thường, phi lạc, phi ngã, phi tịnh, nhược não suy biến tắc bất tự tại, nãi chí cụ hữu quá hằng hà sa đẳng vọng nhiểm nghĩa. Đối thử nghĩa cố tâm tánh vô động tắc hữu quá hằng hà sa đẳng chư tịnh công đức tướng nghĩa thị hiện. Nhược tâm hữu khởi cánh kiến tiền pháp khả niệm giả, tắc hữu sở thiểu, như thị tịnh pháp vô lượng công đức, tức thị nhất tâm cánh vô sở niệm, thị cố mãn túc danh vi Pháp thân Như lai chi tạng.
Phục thứ Chân như dụng giả, sở vị chư Phật như lai bổn tại nhân địa phát đại từ bi tu chư ba la mật nhiếp hóa chúng sinh, lập đại thệ nguyện tận dục độ thoát đẳng chúng sinh giới, diệc bất hạn kiếp số, tận ư vị lai, dĩ thủ nhất thiết chúng sinh như kỷ thân cố, nhi diệc bất thủ chúng sinh tướng. Thử dĩ hà nghĩa? Vị như thật tri nhất thiết chúng sinh cập dự kỷ thân chân như bình đẳng vô biệt dị cố, dĩ hữu như thị đại phương tiện trí trừ diệt vô minh, tự nhiên nhi hữu Bất tư nghì nghiệp chủng chủng chi dụng, tức dự chân như đẳng biến nhất thiết xứ, hựu diệc vô hữu dụng tướng khả đắc. Hà dĩ cố? Vị chư phật như lai, duy thị Pháp thân trí tướng chi thân Đệ nhất nghĩa đế vô hữu Thế đế cảnh giới ly ư thi tác, đản tùy chúng sinh kiến văn đắc ích cố thuyết vi dụng.
Thử dụng hữu nhị chủng, vân hà vi nhị?
Nhất giả: Y phân biệt sự thức, phàm phu Nhị thừa tâm sở kiến giả, danh vi Ứng thân. Dĩ bất tri chuyển thức hiện cố kiến tùng ngoại lai thủ sắc phần tề bất năng tận tri cố.
Nhị giả: Y ư nghiệp thức, vị chư Bồ tát tùng Sơ phát ý nãi chí Bồ tát cứu cánh địa, tâm sở kiến giả danh vi Báo thân, thân hữu vô biên sắc, sắc hữu vô biên tướng, tướng hữu vô lượng hảo, sở trụ y quả diệc hữu vô lượng chủng chủng trang nghiêm, tùy sở thị hiện tức vô hữu biên bất khả cùng tận, y phần tề tướng tùy kỳ sở ứng, thường năng trụ trì bất hủy bất thất, như thị công đức giai nhân chư Ba la mật đẳng vô lậu hạnh huân cập Bất tư nghì huân chi sở thành tựu, cụ túc vô lượng lạc tướng cố thuyết vi Báo thân.
Hựu vi phàm phu sở kiến giả, thị kỳ thô sắc, tùy ư lục đạo các kiến bất đồng, chủng chủng di loại, phi thọ lạc tướng cố thuyết vi Ứng thân.
Phục thứ Sơ phát ý bồ tát đẳng sở kiến giả, dĩ thâm tín Chân như pháp cố, thiểu phần nhi kiến, tri bỉ sắc tướng trang nghiêm đẳng sự, vô lai vô khứ ly ư phần tề duy y tâm hiện bất ly Chân như, nhiên thử Bồ tát do tự phân biệt dĩ vị nhập Pháp thân vị cố. Nhược đắc tịnh tâm sở kiến vi diệu, kỳ dụng chuyển thắng, nãi chí Bồ tát địa tận kiến chi cứu cánh, nhược ly nghiệp thức tắc vô kiến tướng, dĩ chư Phật Pháp thân vô hữu bỉ thử sắc tướng tật tương kiến cố.
Vấn viết: Nhược chư Phật Pháp thân ly ư sắc tướng giả, vân hà năng hiện sắc tướng?
Đáp viết: Tức thử Pháp thân thị sắc thể cố, năng hiện ư sắc. Sở vị tùng bổn dĩ lai sắc tâm bất nhị, dĩ sắc tánh tức trí cố, sắc thể vô hình thuyết danh Ứng thân, dĩ trí tánh tức sắc cố thuyết danh Pháp thân biến nhất thiết xứ sở hiện phi sắc vô hữu phần tề, tùy tâm năng thị thập phương thế giới, vô lượng Bồ tát, vô lượng Báo thân, vô lượng trang nghiêm các các sai biệt giai vô phần tề nhi bất tương phòng, thử phi tâm thức phân biệt năng tri dĩ Chân như tự tại dụng nghĩa cố.
Dịch nghĩa: Chân như tự thể tướng? Chân như tất cả phàm phu, Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát và chư Phật đều sẳn có, không tăng không giảm, không phải sinh ra từ tiền niệm và diệt mất ở hậu niệm, xưa nay Tự thể luôn luôn đầy đủ tất cả công đức, vì thế Tự thể có những ý nghĩa như: Tự thể là Đại trí tuệ quang minh biến chiếu khắp pháp giới. Tự thể là Chân thật rõ biết tất cả pháp. Tự thể là Tự tánh thanh tịnh tâm, Tự thể là thường lạc ngã tịnh, Tự thể là thanh lương bất biến tự tại. Tự thể Cụ túc nhiều hơn hằng hà sa số Bất ly, bất đoạn, bất dị, bất tư nghì phật pháp, cho đến không khiếm khuyết ý nghĩa nào gọi đó là Như lai tàng, cũng gọi là Như lai pháp thân.
Hỏi: Như trên đã nói Thể tánh Chân như bình đẳng viễn ly tất cả tướng, thế thì tại sao lại nói Tự thể có vô lượng công đức?
Đáp: Tất cả công đức đều không có tướng sai biệt, đồng một vị duy nhất đó là Chân như. Vì sao? Vì không có tướng phân biệt, đã viễn ly các tướng phân biệt tức vô nhị. Đã vậy tại sao nói là sai biệt? Đó là vì y tướng sinh diệt nghiệp thức mà hiển thị như thế. Hiên thị thế nào? Nên biết rằng: Tất cả pháp bản lai duy tâm, thật không có niệm, chỉ có vọng tâm Bất giác khởi niệm thấy các cảnh giới nên nói đó là Vô minh. Tâm tánh không khởi là ý nghĩa Đại trí tuệ quang minh. Tâm tánh khởi tướng Kiến liền có tướng Bất kiến đối đãi. Tâm tánh không còn tướng Kiến mới có thể chiếu kiến khắp Pháp giới. Tâm động thì không bao giờ biết có Tự tánh và thường lạc ngã tịnh, tất cả đều do phiền não vọng nhiểm nhiều hơn cát sông hằng nên không được tự tại. Ngược lại Tâm tánh không động thời có thể thị hiện công đức thanh tịnh nhiều hơn cát sông hằng. Nếu tâm động tức khắc thấy các pháp hữu niệm thành có sở hữu. Như vậy cho thấy rằng: Tịnh pháp Tự thể có vô lượng công đức, Tự thể là Nhất tâm là Vô niệm, đến khi Vô niệm viên mãn gọi là Pháp thân Như lai tàng.
Chân như Tự dụng: Nhân địa tu hành của Chư Phật thường phát đại từ bi, tu Ba la mật nhiếp hóa chúng sinh, lập đại thệ nguyện độ thoát tất cả chúng sinh, không hạn chế số kiếp trong tương lai, xem tất cả chúng sinh như chính bản thân mình và không chấp thủ tướng chúng sinh. Vì sao? Vì như thật biết tất cả chúng sinh cùng với tự thân đều là Chân như bình đẳng không khác, các Ngài đã có đại trí huệ phương tiện, diệt trừ Vô minh thấy Pháp thân, tự nhiên có những công dụng bất khả tư nghì, công dụng này cùng Chân như đồng biến khắp Pháp giới nhưng không trụ tướng chứng đắc. Tại sao? Vì chư Phật chỉ có Pháp thân trí tướng tức Đệ nhất nghĩa đế không phải Thế đế, rời mọi sự tạo tác tùy tâm chúng sinh nếu có duyên thấy nghe các Ngài, đều được lợi ích là Tự dụng Chân như.
Dụng này có 2 loại: Phân biệt sự thức và Nghiệp thức.
1: Thế nào là y Phân biệt sự thức? Phàm phu Nhị thừa y vào thức này có thể trông thấy Ứng thân Phật nhưng không biết đó là do chuyển thức hiện ra, nên chỉ thấy bên ngoài, vì chấp thủ một phần sắc thân nên không thể thấy Ứng thân Phật một cách viên mãn.
2: Thế nào là Nghiệp thức? Bồ tát từ Sơ phát ý cho đến Cứu cánh địa y vào Nghiệp thức có thể thấy Báo thân phật, Báo thân này có vô lượng sắc, mỗi sắc có vô lượng tướng, mỗi tướng có vô lượng hảo, an trụ quả vị, quả vị cũng có vô lượng chủng loại tùy theo đó thị hiện không có hạn chế, không bao giờ cùng tận, viễn ly tất cả các tướng vì thế nên tùy cơ cảm của chúng sinh ứng hiện, thường hay hiện diện trụ trì không hoại không mất, sở dĩ có được công đức như vậy đều do pháp Vô lậu ba la mật huân tập và do Bất tư nghì nghiệp huân tập, cụ túc vô lượng an lạc như thế gọi là Báo thân phật. Tất cả những gì phàm phu trông thấy chỉ là tướng thô sắc, như lục đạo chúng sinh trông thấy nhiều thân tướng bất đồng, những tướng chúng sinh có thể trông thấy đó đều chưa phải tướng Ứng thân phật.
Lại như Sơ phát ý bồ tát do thâm tín Chân như có thể trông thấy Pháp thân như lai nhưng chưa chứng đắc Pháp thân, chỉ thấy được thiểu phần sắc tướng trang nghiêm, do tự tâm hiển hiện không rời Chân như, không đến không đi viễn ly tất cả tướng, do Bồ tát tự tâm phân biệt, khi nào được Tịnh tâm Vô phân biệt thì sự trông thấy Pháp thân vi diệu lần lần thù thắng vi diệu hơn, đến địa vị Bồ tát địa tận, mới thật sự thấy Pháp thân một cách viên mãn. Nếu không có Nghiệp thức thì không thể thấy Pháp thân phật, vì Pháp thân phật không có sắc tướng tự tha bỉ thử để có thể trông thấy.
Hỏi: Nếu Pháp thân Phật viễn ly các tướng, tại sao có khả năng hiện sắc tướng?
Đáp: Ngay tại Pháp thân là Bản thể của sắc tướng vì thế mới có thể thị hiện Sắc tướng, nghĩa là từ xưa nay sắc và tâm không hai, vì Tự tánh của sắc chính là Trí nên Tự thể của Sắc không hình tướng, gọi là Trí thân. Hơn nữa Trí tánh tức Sắc tướng, gọi là Pháp thân biến mãn nên có thể thị hiện Sắc thân không hạn chế, tùy tâm có thể thị hiện vô lượng thân tướng Bồ tát và vô lượng Báo thân phật khắp mười phương thế giới, mỗi thân tuy khác nhau nhưng tất cả đều vô lượng trang nghiêm như nhau và không hạn cuộc số lượng cũng không bao giờ lẫn lộn, điều này nếu lấy tâm thức phân biệt của phàm phu không thể nào nhận biết được, bởi vì đây là tác dụng tự tại của Chân như.
B5: CHÂN NHƯ VÀ SINH DIỆT BẤT NHỊ
Luận văn: Phục thứ, hiển thị tùng Sinh diệt môn tức nhập Chân như môn: Sở vị suy cầu ngũ ấm, sắc chi dự tâm, lục trần cảnh giới, tất cánh vô niệm. Dĩ tâm vô hình tướng, thập phương cầu chi chung bất khả đắc. Như nhơn mê cố vị đông vi tây, phương thật bất chuyển. Chúng sinh diệt nhĩ, vô minh mê cố, vị tâm vi niệm, tâm thật bất động. Nhược năng quán sát tri tâm vô niệm, tức đắc tùy thuận nhập chân như môn cố.
Dịch nghĩa: Thứ đến, Từ Sinh diệt môn trực nhập Chân như môn. Nghĩa là quán sát Sắc pháp và Tâm pháp tại ngũ ấm và những cảnh giới Lục trần tất cả đều hoàn toàn Vô niệm, bởi vì tâm vốn không hình tướng tìm khắp mười phương cuối cùng bất khả đắc, như người mê muội lầm nhận đông cho là tây nhưng phương hướng vẫn không có thay đổi, cũng vậy chúng sinh do vô minh nên bị lầm mê cho tâm có niệm tưởng, nhưng thật sự tâm thể không vì thế mà bị dao động, người nào có khả năng quan sát biết tâm thể vốn là Vô niệm thì người đó có thể tùy thuận chân tâm chứng nhập Chân như môn.
Cương yếu: Sinh diệt tức Ngũ ấm hữu vi pháp và cảnh giới lục trần đều phát xuất từ Chân như, vì Chân như thường Vô niệm nên tất cả pháp cũng hoàn toàn vô niệm, các pháp không thể tồn tại ngoài tâm, không những ngoài tâm không có lục trần mà ngay trong nội tâm cũng không có các pháp, vì tâm vốn vô hình vô tướng, tất cả đều do vô minh vọng tưởng phát sinh, chỉ cần tâm bất động liền nhập Tự tánh, bởi vì sắc và tâm pháp là hiện tượng sinh diệt, bản thân nó chính là Tâm tánh vô sai biệt, vọng tức chân chân tức vọng, như thế gọi là từ cảnh giới mê chấp phàm phu phát tâm tu tập chứng nhập cảnh giới giác ngộ Chân như.MỤC 2: ĐỐI TRỊ TÀ CHẤP
Luận văn: Đối trị tà chấp giả: Nhất thiết tà chấp giai y Ngã kiến, nhược ly ư Ngã tắc vô tà chấp. Thị ngã kiến hữu nhị chủng. Vân hà vi nhị? Nhất giả: Nhân ngã kiến. Nhị giả: Pháp ngã kiến.
Nhất giả: Văn tu đa la thuyết: Như lai pháp thân tất cánh tịch mịch, do như hư không, dĩ bất tri vi phá trước cố, tức vị hư không thị Như lai tánh. Vân hà đối trị? Minh hư không tướng thị kỳ vọng pháp, thể vô bất thật, dĩ đối sắc cố hữu, thị khả kiến tướng, linh tâm sinh diệt. Dĩ nhất thiết sắc pháp bổn lai thị tâm, thật vô ngoại sắc, nhược vô ngoại sắc giả tắc vô hư không tướng. Sở vị nhất thiết cảnh giới duy tâm vọng khởi cố hữu, nhược tâm ly ư vọng động, tắc nhất thiết cảnh giới diệt, duy nhất Chân tâm vô sở bất biến. Thử vị Như Lai quảng đại tính trí cứu cánh chi nghĩa, phi như hư không tướng cố.
Nhị giả: Văn tu đa la thuyết: Chư pháp tất cánh thể không, nãi chí Niết bàn Chân như chi pháp diệc tất cánh không, tùng bổn dĩ lai tự không, ly nhất thiết tướng, dĩ bất tri vi phá trước cố, tức vị Chân như niết bàn chi tính duy thị kỳ không. Vân hà đối trị? Minh chân như Pháp thân tự thể bất không, cụ túc vô lượng tính công đức cố.
Tam giả: Văn tu đa la thuyết: Như Lai chi tàng vô hữu tăng giảm, thể bị nhất thiết công đức chi pháp, dĩ bất giải cố, tức vị Như Lai chi tàng hữu sắc tâm pháp tự tướng sai biệt. Vân hà đối trị? Dĩ duy y Chân như nghĩa thuyết cố, nhân sinh diệt nhiễm nghĩa thị hiện thuyết sai biệt cố.
Tứ giả: Văn Tu đa la thuyết: Nhất thiết thế gian sinh tử nhiễm pháp giai y Như Lai tạng nhi hữu, nhất thiết chư pháp bất ly Chân như, dĩ bất giải cố vị Như Lai tạng tự thể cụ hữu nhất thiết sinh tử đẳng pháp. Vân hà đối trị? Dĩ Như lai tạng tùng bổn dĩ lai duy hữu quá hằng sa đẳng chư tịnh công đức, bất ly bất đoạn bất dị Chân như nghĩa cố, dĩ quá hằng sa đẳng phiền não nhiễm pháp duy thị vọng hữu, tính tự bổn vô, tùng vô thỉ thế lai vị tằng Như Lai tạng tương ưng cố. Nhược Như lai tạng thể hữu vọng pháp nhi sử chứng hội vĩnh tức vọng giả, tắc vô thị xứ cố.
Ngũ giả: Văn Tu đa la thuyết: Y Như Lai tàng cố hữu sinh tử, y Như Lai tàng cố đắc Niết bàn, dĩ bất giải cố, vị chúng sinh hữu thỉ, dĩ kiến thỉ cố phục vị Như Lai sở đắc Niết bàn hữu kỳ chung tận, hoàn tác chúng sinh. Vân hà đối trị? Dĩ Như Lai tàng vô tiền tế cố, vô minh chi tướng diệc vô hữu thỉ, nhược thuyết tam giới ngoại, cánh hữu chúng sinh thỉ khởi giả, tức thị ngoại đạo kinh thuyết. Hựu Như Lai tàng vô hữu hậu tế, chư Phật sở đắc Niết bàn dự chi tương ưng, tắc vô hậu tế cố.
A2: Pháp ngã kiến giả: Y Nhị thừa độn căn cố, Như lai đản vi thuyết nhơn vô ngã, dĩ thuyết bất cứu cánh, kiến hữu ngũ ấm sinh diệt chi pháp, bố uý sinh tử vọng thủ Niết bàn. Vân hà đối trị? Dĩ Ngũ ấm pháp tự tính bất sinh tắc vô hữu diệt, bổn lai Niết bàn cố.
Phục thứ, cứu cánh ly vọng chấp giả, đương tri nhiễm pháp tịnh pháp giai tất tương đãi vô hữu tự tướng khả thuyết. Thị cố nhất thiết pháp, tùng bổn dĩ lai, phi sắc, phi tâm, phi trí, phi thức, phi hữu, phi vô, tất cánh bất khả thuyết tướng. Nhi hữu ngôn thuyết giả, đương tri Như lai thiện xảo phương tiện, dã dĩ ngôn thuyết dẫn đạo chúng sinh. Kỳ chỉ thú giả, giai vi ly niệm, quy ư chân như, dĩ niệm nhất thiết pháp linh tâm sinh diệt, bất nhập thật trí cố.
Dịch nghĩa: Đối trị tà chấp. Trước nhất nên biết tất cả tà chấp đều y Ngã kiến mà có, nếu rời Ngã kiến sẽ không có tà chấp. Ngã kiến có 2 loại: Nhân ngã kiến và Pháp ngã kiến.
A1: Nhân ngã kiến. Phàm phu có 5 hạng:
a: Như người nghe kinh nói: Như lai Pháp thân là cứu cánh tịch tịnh như hư không, vì không biết đó là cách nói phá trừ chấp trước nên nói Chân tính Như lai như hư không. Làm sao đối trị? Trước nhất phải biết tướng hư không là vọng huyễn không có thật thể, do sắc pháp nên thấy có hư không, thật ra đó chỉ là thấy sắc, vì thế nên tâm có sinh diệt, tất cả sắc pháp xưa nay không rời tâm, ngoài tâm không có sắc, nếu như vậy thì hư không không có tướng, như nói rằng: Tất cả những cảnh giới duy tâm vọng khởi nên huyễn hữu, khi nào tâm không vọng động thì mọi cảnh giới đều không, chỉ còn duy nhất Chân như biến khắp tất cả. Đó là ý nghĩa Tự tánh trí tuệ cứu cánh quảng đại của Như lai, hoàn toàn không phải tướng hư không.
b: Như người nghe kinh nói: Tất cả pháp thế gian thậm chí Niết bàn chân như đều hoàn toàn không, từ xưa nay vốn không, vì đã viễn ly nhất thiết tướng, nói như thế mục đích phá trừ những người chấp tướng, như nói Tự tánh Niết bàn thật sự là Không. Đối trị thế nào? Phải nhận biết Tự thể Chân như Pháp thân không phải Không, vốn sẳn có vô lượng tánh công đức.
c: Như người nghe kinh nói: Như lai tạng không có tăng giảm, thể tánh vốn đầy đủ vô lương công đức, vì không hiểu biết cho rằng ngay trong tàng tánh của Như lai có những tướng sắc và tâm khác nhau. Đối trị thế nào? Như trên đã nói: Nếu y theo phương diện Chân như tất nhiên không có những tướng sắc và tâm sai khác. Nếu y theo phương diện nhiễm pháp sinh diệt đương nhiên ngay trong tàng tánh của Như lai có những tướng sắc và tâm sai biệt.
d: Như người nghe kinh nói: Tất cả nhiễm pháp sinh tử trong thế gian đều y Như lai tàng mà có, tất cả các pháp không rời Chân như, vì không hiểu biết cho rằng Bản thể Như lai tàng có đủ những pháp sinh tử. Đối trị thế nào? Nên biết Như lai tàng xưa nay chỉ có hằng hà sa số công đức thanh tịnh, những công đức thanh tịnh này không rời Chân như cũng không đoạn mất, là một thể với Chân như. Ngược lại phiền não nhiễm pháp nhiều như số cát sông hằng, tất cả đều là hư vọng, không có tự tánh nên từ vô thỉ đến nay chưa bao giờ tương ưng với Như lai tàng. Nếu Tự thể Như lai tàng đã sẵn có phiền não nhiễm pháp, nay muốn dứt trừ nó, tuyệt đối không bao giờ có thể thực hiện.
đ: Như người nghe kinh nói: Y Như lai tàng có sinh tử, y Như lai tàng có Niết bàn, vì không hiểu biết cho rằng: Chúng sinh là hữu thỉ, do mê lầm thấy hữu thỉ nên cho rằng Như lai chứng đắc Niết bàn là hữu chung, đã có hữu thỉ và hữu chung, cứ thế xoay tròn thì đến lúc nào đó Như lai cũng sẽ trở lại làm chúng sinh sao?. Đối trị thế nào? Nên biết Như lai tàng vốn không tiền tế do đó vô minh cũng không có thỉ, nếu nói ngoài tam giới hình thành chúng sinh thì đó là kinh điển ngoại đạo nói. Như lai tàng là vô thỉ và vô chung, nếu Như lai tàng hữu chung, như vậy Niết bàn phải có sự tương ưng mới chứng đắc nhưng Niết bàn không có thỉ và chung vì thế chư Phật không có sự trở lại làm chúng sinh.
A2: Pháp ngã kiến. Vì hàng độn căn Nhị thừa nên Như lai phải nói Nhân vô ngã, thật sự đây là cách nói chưa cứu cánh, những người độn căn nhờ thấy có ngũ ấm sinh diệt, sinh tâm sợ hãi sinh tử vọng cầu chứng Niết bàn. Làm sao đối trị? Nên nhớ Tự tánh ngũ ấm là bất sinh, vì bất sinh nên không thể diệt, xưa nay là Niết bàn. Cứu cánh ly vọng chấp là gì? Nên biết Nhiễm và Tịnh pháp đều là pháp đối đãi, thật không có tự tánh, vì thế nên tất cả các pháp từ xưa đến nay phi sắc, phi tâm, phi trí, phi thức, phi hữu phi vô, là tướng tuyệt đối bất khả thuyết, nếu có ngôn thuyết thì đó là Như lai bất đắc dĩ dùng ngôn ngữ phương tiện dẫn dắc chúng sinh hướng họ đến Ly niệm trở về Chân như, bởi vì có niệm thì tất cả pháp liền có sinh diệt không thể chứng nhập Thật trí.
Cương yếu: Đối trị tà chấp chính xác là đối trị Ngã kiến, chấp thân Ngũ uẩn giả hợp là Thật Ngã, đây là một loại ác kiến thứ nhất cần phải phá trừ. Tất cả phàm phu không nhận biết tự tánh chư pháp là Không, vọng chấp cho là có thật thể, thật dụng, đây là một loại ác kiến thứ hai cần phải đoạn trừ, nếu không đoạn trừ triệt để thì sự tu tập của phàm phu chỉ tăng thêm Nhân ngã chấp. Duy thức luận: Ngã kiến giả vị Ngã chấp, ư phi Ngã Pháp vọng chấp thật hữu Ngã, cố danh Ngã kiến. Luận này: Nhất thiết tà chấp giai y Ngã kiến, nhược ly ư ngã tắc vô tà chấp. Kinh viên giác: Nhất thiết chúng sinh tùng vô thỉ lai, vọng tưởng chấp hữu Ngã, Nhân, Chúng sinh cập dự Thọ mạng, nhận tứ điên đảo vi thật ngã thể. Do Ngã kiến phát sinh Nhân và pháp chấp từ đây liên tục phát sinh vô số vọng chấp. Vì thế trước tiên phải đoạn trừ 5 loại Nhân ngã kiến chấp của phàm phu.
Thứ đến Pháp ngã kiến. Hàng độn căn Nhị thừa Thanh văn Duyên giác tuy phần nào phá trừ Nhân ngã chấp nhưng Pháp ngã chấp vẫn y nguyên, Phật nói Nhân sinh Vô ngã với mục đích để Nhị thừa thấy rằng ngũ ấm là pháp sinh diệt, phát tâm dõng mảnh cầu đạo Niết bàn nhưng thật sự Tự tánh của Ngũ ấm cũng như Tự tánh của chư pháp đều là Chân như bất sinh bất diệt, thường trụ Niết bàn, còn tìm cầu Niết bàn ở đâu! Khi Nhân và Pháp chấp không còn bấy giờ Chân như tự tánh hiển hiện.
HT.Thích Liêm Chính cẩn dịch
Còn nữa...
TIN, BÀI LIÊN QUAN:
Chủ đề liên quan:
biệt thự biệt thự biển cách điều trị đa nang điều trị du lịch khác biệt mâm cơm nàng dâu nguyên nhâ nguyên nhân ông chồn Phép màu thận đa nang tìm hiểu tình người triệu chứng Vẫn còn đó những phép màu của tình người Vinpearl xu hướng