Bệnh truyền nhiễm hôm nay

Lúng túng điều trị tay chân miệng, nhiều trẻ Tu vong

Thực trạng này đang diễn ra tại nhiều địa phương có dịch tay chân miệng hoành hành, nhất là các tỉnh phía Nam.
Nhiều BV tuyến tỉnh lúng túng trong việc điều trị bệnh tay chân miệng (TCM) do số lượng bệnh nhân quá đông dẫn đến chẩn đoán nhầm, điều trị trễ khiến trẻ Tu vong. Đây là một thực tế đang diễn ra tại nhiều địa phương đang có dịch TCM hoành hành, nhất là các tỉnh phía Nam. Vì vậy, Bộ Y tế và các địa phương đã phải tổ chức nhiều lớp tập huấn chuyên sâu công tác điều trị TCM nhưng tình hình vẫn đang rất “căng”. Tại “ổ dịch” TPHCM, theo số liệu thống kê, toàn thành phố đã ghi nhận gần 10.000 trường hợp mắc TCM nhập viện điều trị. Đó là chưa kể đến bệnh nhân khám và điều trị ngoại trú, người mang mầm bệnh nhưng không có triệu chứng.

BS Nguyễn Minh Tiến, BV Nhi đồng 1 (TPHCM) cho biết, ước tỉnh tỷ lệ này có thể lên đến con số 1:10 (tức 1 người nhập viện thì có 10 người khác cũng mắc bệnh nhưng không được phát hiện, nhập viện điều trị). Số bệnh nhân Tu vong trên địa bàn là 27 ca (trên tổng số 130 trường hợp Tu vong toàn quốc).

Đáng chú ý là nhiều ca bệnh nặng không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời do BV tuyến dưới chuyển lên dễ dẫn đến Tu vong chỉ sau vài giờ nhập viện. Số lượng mắc bệnh ngày càng đông, trẻ ùn ùn nhập viện đã khiến nhiều BV tuyến tỉnh lúng túng trong việc điều trị.

“Mặc dù đã có phác đồ điều trị của Bộ Y tế ban hành nhưng y tế tuyến dưới thường gặp các lỗi như chẩn đoán nhầm, phát hiện trễ bệnh; điều trị không đúng phác đồ; theo dõi không sát dẫn đến sốc kéo dài, nặng. Bệnh nhân nhập viện ngày cuối tuần không được tiến hành thử máu, đọc kết quả ngay, không theo dõi, không dặn dò người nhà… khiến trẻ dễ Tu vong”- BS. Minh Tiến nói.

Ông cũng cho biết: “Nhiều trẻ TCM nhập viện trong tình trạng suy hô hấp, tức ngực nhưng lại bị chẩn đoán nhầm thành viêm phổi; trẻ có biểu hiện thở hít vào nhầm thành viêm thanh quản; thở khò khè lại nhầm thành hen… Do độc lực virus mạnh, nếu không được cấp cứu kịp thời dẫn đến suy tuần hoàn, chỉ vài giờ sau là trẻ Tu vong. Đặc biệt nguy hiểm ở trẻ thừa cân béo phì như trường hợp bệnh nhi 11 tháng tuổi nặng 10kg. Bệnh nhi có biểu hiện rối loạn, sốt ho khò khè được BV đa khoa tỉnh chẩn đoán viêm phổi nặng mà không chú ý đến biểu hiện giật mình, da nổi bông, vài nốt ban đỏ trong lòng bàn chân là biểu hiện của TCM”. Trong khi đó, một số cơ sở y tế tuyến dưới đã nắm được phác đồ và phương pháp điều trị TCM nhưng lại thiếu phương tiện điều trị. Vì vậy, BS Minh Tiến cho rằng, BV tuyến tỉnh cần lập nhóm hội chẩn tại chỗ những ca bệnh khó để nhanh chóng xác định chính xác bệnh và có hướng điều trị kịp thời, giảm Tu vong cho trẻ.

Về vấn đề này, TS Lý Ngọc Kính cho hay, nhiều trẻ mắc TCM nhưng có trẻ Tu vong, trẻ không do đáp ứng miễn dịch ở cơ thể trẻ khác nhau. “Nguy hiểm nhất là bệnh nhân TCM bị viêm cơ tim, phù phổi nếu vẫn “cố tình” chuyển tuyến điều trị làm thay đổi tư thế có thể khiến tim ngừng đập, trẻ Tu vong vì theo nguyên tắc đã viêm cơ tim phải nằm điều trị bất động”- TS. Kính nói.

Báo cáo mới nhất của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho hay, đến thời điểm này dịch TCM đã lan ra khắp 63/63 tỉnh thành cả nước với 71.472 ca mắc, trong đó có 130 trường hợp Tu vong. Hai địa phương cuối cùng ghi nhận bệnh nhân mắc TCM là Tuyên Quang và Cao Bằng.

Dự báo, dịch TCM sẽ còn diễn biến hết sức phức tạp, gia tăng số mắc và Tu vong do đỉnh dịch thường rơi vào tháng 9 đến tháng 11.

Theo Dương Hải - Lao động

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-lung-tung-dieu-tri-tay-chan-mieng-nhieu-tre-tu-vong-10048.html)

Tin cùng nội dung

  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Sứa và các món ăn từ sứa như canh sứa, nộm sứa rất quen thuộc trong sổ tay ẩm thực của những người sành ăn. nhưng tác dụng chữa bệnh của con sứa thì nhiều người còn chưa biết.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Kế hoạch hóa gia đình theo phương pháp tự nhiên là phương pháp xác định thời điểm có thể quan hệ T*nh d*c mà không thể có thai
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY