Do đó, đừng để chế độ dinh dưỡng không hợp lý đe dọa khả năng phục hồi sức khỏe của bạn.
Dưới đây là tư vấn của chuyên gia Bùi Quang Sáng dành cho bệnh nhân phẫu thuật dạ dày:
Nên chia khẩu phần thành từng bữa nhỏ
Khi đã xuất viện, trước hết cần ăn lỏng, ăn nhẹ, chia khẩu phần làm nhiều bữa nhỏ rồi mới tăng dần lượng thức ăn lên. Có thể dùng các loại bột dinh dưỡng chế biến sẵn.
Nếu uống sữa, cần uống từng ít một, vừa sử dụng để phòng trường hợp tiêu chảy do dạ dày chưa thích nghi kịp.
Nên ăn 6-7 bữa/ngày, mỗi bữa 150-200ml (lưng bát con). Tránh để đói quá hoặc ăn no quá. Sau khi ăn cần nghỉ ngơi, không đi lại hoặc vận động mạnh
Nên ăn cháo
Nên ăn cháo (cháo đường, cháo thịt, súp nghiền) nấu nhừ. Nếu là cháo thịt nạc thì nên cho vào cối xay sinh tố, xay rồi lọc qua rây để loại bỏ gân xơ của thịt. Có thể cho thêm nước rau luộc, cà rốt, khoai tây vào ninh cùng.
Nên ăn cùng người thân, bạn bè để kích thích cảm giác thèm ăn.
Bổ sung vitamin
Có thể uống bổ sung vitamin B1, B12 và viên sắt. Sau khi cắt dạ dày, cơ thể có thể bị thiếu máu do đã mất đi vùng hang vị (nơi có liên quan đến việc hấp thụ sắt).
Thực phẩm cần tránh
Tránh ăn các loại quả chua, dưa chua, hành muối, các gia vị (giấm, ớt, tiêu), các chất kích thích (rượu, bia, chè đặc, cà phê) vì chúng có thể gây loét miệng nối. Tránh ăn các loại thức ăn cứng và nhiều xơ như sụn, xương, rau già.
Nên kiêng các chất gây đau nhức, sưng viêm như tôm, cua, trứng…
Hiền Kim
Chủ đề liên quan: