Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Lưu ý chăm sóc trẻ sau tiêm chủng trong ngày lạnh

Hiện nay, thời tiết miền Bắc và Bắc Trung Bộ đang bước vào đợt rét đậm, rét hại kỷ lục. Mùa đông còn dài, trong khi đến lịch thì trẻ vẫn cần được tiêm chủng đầy đủ để phòng bệnh. Vì vậy, cha mẹ cần biết cách chăm sóc và theo dõi phản ứng sau tiêm chủng ở trẻ, đặc biệt là trong mùa đông giá lạnh.

Các bà mẹ luôn giữ ấm cho trẻ khi đi tiêm chủng, mặc đủ quần áo ấm, che gió cho trẻ trên đường đi, không đưa trẻ đi tiêm chủng quá sớm vào đầu buổi sáng, theo dõi thời tiết nếu trời mưa, khi trời rét (nhiệt độ dưới 10°c) cần liên hệ trước với trạm y tế để cập nhật lịch tiêm chủng của trạm y tế. vì dự án tcmr đã có khuyến nghị, trong trường hợp thời tiết quá lạnh (dưới 10°c), tùy tình hình thực tế các địa phương có thể cân nhắc điều chỉnh/hoãn buổi tiêm chủng sang thời gian thích hợp để đảm bảo sức khỏe cho các cháu khi đi tiêm chủng.

Ngoài ra, các bà mẹ cũng cần lưu ý cho trẻ ăn uống đầy đủ, ăn thức ăn ấm để đảm bảo sức khỏe trong mùa đông, chủ động theo dõi sức khỏe của trẻ sau tiêm chủng để kịp thời phát hiện phản ứng sau tiêm chủng nếu có.

Để đảm bảo sức khỏe của trẻ, các bà mẹ cần theo dõi trẻ sau tiêm chủng. Ảnh: Trần Minh

Để đảm bảo sức khỏe của trẻ, các bà mẹ cần theo dõi trẻ sau tiêm chủng. Ảnh: Trần Minh

Hướng dẫn chăm sóc trẻ sau tiêm chủng

Để đảm bảo an toàn tiêm chủng cho trẻ, các bà mẹ cần biết những việc cần thực hiện khi đưa con đi tiêm chủng và biết cách chăm sóc và theo dõi trẻ sau tiêm chủng.

1. giữ gìn phiếu/sổ tiêm chủng của trẻ để theo dõi quá trình tiêm chủng của trẻ, mang theo phiếu, sổ tiêm chủng khi đưa con đi tiêm chủng hoặc khi đi khám bệnh, chủ động thông báo cho cán bộ y tế về tình trạng sức khỏe của con mình như đang ốm, sốt, đang dùng Thu*c hoặc có tiền sử phản ứng mạnh đối với loại vắc-xin trong lần tiêm chủng trước, đề nghị cán bộ y tế kiểm tra sức khỏe trước khi tiêm chủng.

2. chủ động hỏi cán bộ y tế về loại vắc-xin được tiêm chủng lần này và những phản ứng có thể gặp, bế và giữ trẻ đúng tư thế theo hướng dẫn của cán bộ y tế.

3. sau tiêm chủng cho trẻ, ở lại theo dõi 30 phút tại điểm tiêm chủng để phát hiện sớm các phản ứng sau tiêm có thể xảy ra, tiếp tục theo dõi tại nhà ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng. người theo dõi trẻ phải là người trưởng thành và biết chăm sóc trẻ. các dấu hiệu cần theo dõi sau tiêm chủng bao gồm tinh thần, tình trạng ăn, ngủ, dấu hiệu về nhịp thở, nhiệt độ, phát ban, các biểu hiện tại chỗ tiêm để có thể phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường về sức khỏe của trẻ.

4. Quan sát trẻ thường xuyên và chú ý không chạm, đè vào chỗ tiêm; không đắp bất cứ thứ gì lên vị trí tiêm. Nếu trẻ sốt, cần cặp nhiệt độ và theo dõi; cho trẻ uống Thu*c hạ sốt theo chỉ dẫn của cán bộ y tế.

5. Đưa ngay trẻ tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để theo dõi, điều trị nếu có những biểu hiện bất thường như sốt cao (trên 39°C), co giật, quấy khóc kéo dài, khóc thét, bú kém, bỏ bú, phát ban, tím tái, khó thở, sưng đỏ lan rộng tại chỗ tiêm...

BS. Ánh Hồng

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/luu-y-cham-soc-tre-sau-tiem-chung-trong-ngay-lanh-n184964.html)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte, Em nghe nói BV Đại học Y dược có phòng khám Tâm lý và Chăm sóc giảm nhẹ không biết có đúng không? Em muốn hỏi, bệnh nhân có triệu chứng rối loạn hành vi như tự làm đau bản thân có thể đến khám tại phòng khám Tâm lý không? Em có thể hẹn trước lịch khám không? Em cám ơn rất nhiều. (Nguyễn Thị Thanh Hoa - Quận 6, TPHCM)
  • Chào Mangyte. Tôi là người Đức gốc Việt. Nay tôi 67 tuổi muốn về Việt Nam sống vào thời gian cuối cùng của cuộc đời. Tôi muốn hỏi, nếu tôi mang quốc tịch Đức, thì tôi có được vào sống trong nhà dưỡng lão ORIHOME không? Tôi phải trả một tháng bao nhiêu? Mong nhận được sự giúp đỡ của Mangyte. (Phạm Văn Thi)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Người nhà tôi không may mới bị T*i n*n giao thông, phải nằm viện khoảng 2 tuần. Vợ chồng tôi thì bận đi làm, công việc cuối năm rất nhiều. Suy đi tính lại, tôi thấy phải thuê người chăm sóc mẹ là giải pháp tốt nhất lúc này (mặc dù biết là tự tay mình chăm sóc vẫn tốt hơn). Nhờ các bác sĩ chỉ giúp nơi nào có dịch vụ chăm sóc người bệnh? Tôi muốn tìm một người cẩn thận và nhiệt tình. Mong câu trả lời từ mangyte.vn! (Nhật Tân - nguyennhat…@yahoo.com)
  • Trong quá trình điều trị, trẻ em mắc bệnh ung thư thường phải dùng steroid như: prednisone hoặc dexamethasone. Trẻ em dùng steroid thường cảm thấy đói vào mọi lúc và có thể tăng cân.
  • Các liệu pháp dinh dưỡng giúp bệnh nhân ung thư cải thiện, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng khả năng hồi phục bệnh.
  • Việc ăn uống bằng miệng luôn là tốt nhất nếu có thể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng qua đường miệng vì các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Một số loại Thu*c giúp tăng cảm giác thèm ăn có thể được sử dụng.
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY