Theo Đông y, khoai lang có nhiều tên như cam thử, phiên chử. Củ khoai tính bình, ngọt, có tác dụng bồi bổ cơ thể, ích khí, cường thận, kiện vị, tiêu viêm, thanh can, lợi mật, sáng mắt. Khoai lang có thể chữa được bệnh vàng da, ung nhọt, viêm tuyến vú, hành kinh không đều, di tinh, kiết lỵ. Ngoài ra, ăn khoai lang còn có thể phòng cảm cúm, giảm cân, phòng tránh oxy hóa, chống viêm và phòng nhiều bệnh tật khác cho cơ thể. Dù có rất nhiều tác dụng như vậy nhưng với một số người, ăn khoai lang lại có thể gây hại cho sức khỏe cơ thể.
Ăn khoai lang vào buổi tối
Ảnh minh họa.
Ăn khoai lang là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe giúp cho bạn tiêu hóa tốt. nhưng bạn ăn vào buổi tối dễ gây nóng bụng và bệnh trào ngược axit. nhất là những người có hệ tiêu hóa và dạ dày yếu. ngoài ra, khi bạn ăn khoai lang vào buổi tối còn làm giảm sự trao đổi chất tăng gánh nặng cho gan thận của bạn, khiến bạn khó ngủ mệt mỏi. nếu có, muộn nhất cũng chỉ nên ăn khoai lang trước 8h tối nhé.
Ăn khoai lang khi đói
Một trong những sai lầm thứ hai khi ăn khoai lang là bạn ăn khoai lang khi đói. trong thành phần dinh dưỡng của khoai lang có chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, đầy hơi khó tiêu ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa. chính vì vậy, bạn không nên ăn khoai lang khi đang đói nhé để bảo vệ sức khỏe của chính mình.
Ăn khoai lang để quá lâu
Khoai lang để lâu lượng đường trong khoai sẽ khiến cho bạn dễ mắc bệnh tiểu đường hơn.
Khi bạn mua khoai về thì nên luộc ăn ngay không nên để quá lâu. nhiều người có thói quen thích ăn khoai lang để lâu một chút để khoai lang ngọt hơn. nhưng vô tình chung lại gây hại sức khỏe bởi khi bạn ăn khoai lang để lâu lượng đường trong khoai sẽ khiến cho bạn dễ mắc bệnh tiểu đường hơn. chính vì vậy, bạn chớ dại mà sử dụng những loại khoai này kẻo tổn thọ nhé.
Ăn khoai lang cả vỏ
Trong thành phần dinh dưỡng của khoai lang chưa nhiều caroten, nhưng nếu bạn ăn cả vỏ sẽ không tốt chút nào. bởi phần vỏ khoai lang có nhiều chất kiềm, khi bạn ăn vào dễ gây ra căn bệnh táo bón, nguy hiểm cho sức khỏe.
Ăn củ có đốm đen
Ăn khoai có đốm đen dễ gây độc cho gan.
Khoai lang bảo quản không tốt sẽ rất dễ bị hà, xuất hiện những đốm đen, nhiều người không vứt bỏ mà cắt bỏ phần hà, đốm đen đi để luộc lên rồi ăn tiếp. Tuy nhiên việc xuất hiện nhữngvết này thì có nghĩa khoai bị nhiễm khuẩn vằn đen ô nhiễm gây độc cho gan.
Loại độc tố này sẽ không hề bị tiêu diệt dù bạn có luộc khoai trong nước sôi sùng sục hay là nướng khoai với than hồng rực. Vì vậy, khi có những biểu hiện này, bạn hãy vứt bỏ đi, đừng tiếc mà gọt vỏ rồi ăn tiếp nhé!
Ăn khoai lang thay cơm
Ăn khoai lang ở mức độ vừa phải sẽ rất có lợi cho hệ tiêu hoá của bạn. nhưng nếu bạn ăn quá nhiều, ăn thay cơm mà không bổ sung được những dưỡng chất khác sẽ dẫn đến hậu quả ngược lại. khi mà cơ thể không kịp tiêu hoá hết, những axit và protein trong khoai lang sẽ tích tụ lại trong dạ dày, dẫn đến tình trạng đầy bụng, khó tiêu, nấc, ợ nóng, thậm chí là bị tiêu chảy.
Nguyên nhân gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe này là do phản ứng của axit tiêu hoá, thành dạ dày bắt đầu co lại, đồng thời điểm tiếp giáp giữa dạ dày và thực quản mở rộng làm cho thức ăn dồn lên phía trên gây ợ chua và nấc nghẹn.
Những điều cần chú ý khi ăn khoai lang
Khoai lang nên ăn kèm đạm động vật, thực vật để cân bằng thành phần dưỡng chất.
- để có tác dụng bổ dưỡng, nên ăn khoai vỏ đỏ ruột vàng. để giải cảm và chữa táo bón phải dùng khoai vỏ trắng ruột trắng.
- không nên dùng khoai lang (củ và rau) lúc quá đói vì khi đó đường huyết đã thấp, lại làm hạ thêm gây mệt mỏi.
- Không ăn thường xuyên rau lang vì chứa nhiều canxi có thể gây sỏi thận.
- Nên ăn kèm đạm động vật, thực vật để cân bằng thành phần dưỡng chất.
- trong khoai lang có chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng. để tránh tình trạng này khoai phải được nấu, luộc, nướng thật chín hoặc cho thêm ít rượu vào nấu để phá hủy chất men. nếu bị đầy bụng, có thể uống nước gừng để chữa.
- vỏ khoai lang chứa nhiều vitamin và khoáng chất. do đó phải bảo vệ phần vỏ không bị xây xát, không gọt vỏ nếu không cần thiết. vỏ còn giúp bảo vệ dưỡng chất bên trong, vì vậy khi luộc khoai lang nên để cả vỏ (đã rửa sạch).
Mẹo chọn khoai lang ngon
Chọn những củ khoai có dáng tròn lẳn hoặc thuôn dài, không có eo, hõm, bóp nhẹ thấy không quá cứng; những củ này thường ít xơ, nhiều bột và ăn rất ngọt.
Có nhiều loại khoai lang, mỗi loại đều có hương vị riêng. tuy nhiên, dù là loại nào thì để chọn được khoai lang ngon, cần lưu ý những đặc điểm sau:
- Chọn những củ khoai có dáng tròn lẳn hoặc thuôn dài, không có eo, hõm, bóp nhẹ thấy không quá cứng; những củ này thường ít xơ, nhiều bột và ăn rất ngọt.
- nếu muôn ăn khoai lang bùi, thơm, bở rệu thì nên chọn củ có lớp phấn hay đất bám vào. khi xắt một lát mỏng ở đầu củ khoai sẽ thấy màu cam nhạt và chảy nhựa. những củ khoai này khi luộc sẽ rất ngọt và bở, ăn ngon ưng ý.
- nếu muốn mua khoai lang dẻo (khoai lang mật), nên chọn củ khoai lang màu đỏ ngả tím, có vết kéo mật ngoài vỏ. khi xắt một lát mỏng ở đầu củ khoai sẽ thấy màu vàng nhạt và chảy nhựa.
- một bí kíp nhỏ để lựa được khoai lang ngon, mua về luộc ăn ngay mà vẫn thấy ngọt, dẻo quánh là chọn củ thuôn dài, không bị rổ và bóp nhẹ thấy hơi mềm tay. đây là những củ khoai ngon đã héo, khi luộc ăn rất ngọt và ngon khó cưỡng.
- Khi mua khoai, không nên chọn củ bị rổ màu đen và quá mềm; đây là khoai đã hư hoặc bị hà (khoai sùng). Càng không nên chọn củ quá nhỏ, dài, có eo hay hõm vì sẽ có nhiều xơ.
Theo Mỹ Trinh/Tiêu dùng
Link bài gốc Lấy link
https://tieudung.vn/suc-khoe/luu-y-khi-an-khoai-lang-tranh-huoc-hoa-vao-than-42683.htmlTheo Mỹ Trinh/Tiêu dùng
Chủ đề liên quan:
ăn khoai ăn khoai lang giảm cân khi ăn khoai lang lưu ý sức khỏe ung nhọt vàng da viêm tuyến vú