Bạn nên biết hôm nay

Lưu ý khi dùng nước giải khát về y học

Vào mùa hè, nhu cầu uống nước cao hơn bình thường, gia đình tôi thường pha trà và các loại nước giải khát hương trái cây bán sẵn để uống thay nước lọc.
Vào mùa hè, nhu cầu uống nước cao hơn bình thường, gia đình tôi thường pha trà và các loại nước giải khát">nước giải khát hương trái cây bán sẵn để uống thay nước lọc. Nghe mọi người nói là không tốt cho sức khỏe, xin bác sĩ tư vấn cụ thể.

(Vĩnh Long)

Đối với cơ thể, nước rất quan trọng. Bình thường, ngoài lượng nước được bổ sung qua thức ăn, hằng ngày một người lớn cần ít nhất 1-1,5 lít nước. Nhưng nếu thời tiết nóng và lao động nặng thì lượng nước phải tăng 2-3 lít/ngày, trẻ em 100-150ml/kg/ngày. Uống nước mát số lượng lớn có thể gây tiểu nhiều và mất nước. Vì vậy, việc uống trà và các loại nước hương trái cây để thay thế nước lọc là điều hoàn toàn không khoa học.

Cụ thể, đối với việc uống quá nhiều nước trà sẽ gây ảnh hưởng đến cảm giác ngon miệng của bạn và cảm thấy khó ngủ hơn, giấc ngủ chập chờn hoặc không thể ngủ sâu. Người có bệnh tim mạch, thần kinh (rối loạn giấc ngủ, stress...), viêm loét dạ dày - tá tràng... không nên uống trà đặc vì sẽ gây lợi tiểu, mất nước, cũng không nên uống về chiều vì sẽ mất ngủ. Mỗi người chỉ nên dùng từ 10-15 lá trà tươi/ngày, tương đương với 3g trà khô.

Đối với nước trái cây ép thì có nhiều chất dinh dưỡng, còn nước giải khát hương trái cây hầu như không có giá trị dinh dưỡng. Vì vậy, nên chế biến nước uống trái cây tại nhà để bảo đảm vệ sinh và dinh dưỡng.

Đối với nước giải khát có ga, nên tránh sử dụng vì có hàm lượng phosphor cao dễ làm tăng nguy cơ loãng xương. Sử dụng có mức độ ở trẻ em, người béo phì. Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng không nên dùng.

Các loại trà dược, nước hoa quả, nên dùng không đường hoặc ít đường. Người béo phì, bị bệnh tiểu đường nên hạn chế.

BS.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-luu-y-khi-dung-nuoc-giai-khat-ve-y-hoc-15539.html)

Tin cùng nội dung