Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Lưu ý khi sử dụng dầu đậu nành để tốt cho sức khoẻ

Dầu đậu nành rất phổ biến và tốt cho sức khoẻ nhưng bạn cần sử dụng đúng cách.

Dầu đậu nành là gì?

Dầu đậu nành được nhiều người ưa chuộng sử dụng. Nguồn ảnh: Internet

Dầu đậu nành là một nhánh nhỏ của dầu thực vật, nhưng lại vô cùng được ưa chuộng bởi lợi ích nó đem lại.

Dầu được chiết từ đậu nành có hàm lượng dinh dưỡng cao và các chất béo đa không bão hòa có lợi cho sức khỏe.

Những lợi ích tuyệt vời của dầu đậu nành

Điểm khói cao: điểm khói của dầu là nhiệt độ mà chất béo bắt đầu bị phá vỡ và oxy hóa. điều này dẫn đến sự hình thành các hợp chất gây bệnh, có hại gọi là gốc tự do, có thể gây ra stress oxy hóa trong cơ th. dầu đậu nành có điểm khói tương đối cao khoảng 450°f (230°c). vì vậy dầu đậu nành trở thành một lựa chọn tốt khi nấu ăn nhiệt độ cao như rang, nướng, chiên và xào, vì nó có thể chịu được nhiệt độ cao mà không ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.

Giàu chất béo có lợi cho tim: dầu đậu nành bao gồm các axit béo không bão hòa đa, là một loại chất béo có lợi cho tim. dầu đậu nành chứa axit béo omega-3, có thể giúp giảm viêm và bảo vệ chống lại bệnh tim.

Hỗ trợ giúp xương chắc khoẻ: với 15 ml dầu đậu nành có tới 25 mcg vitamin k. vitamin k được biết đến với tác dụng đối với quá trình đông máu, nhưng vitamin k còn góp phần quan trọng trong việc điều chỉnh quá trình chuyển hóa xương, ngăn ngừa nguy cơ gãy xương, loãng xương. vitamin k cần thiết cho quá trình tổng hợp các protein quan trọng để duy trì khối lượng xương, như osteocalcin.

Chứa axit béo omega-3: dầu đậu nành chứa một lượng axit béo omega-3. axit béo omega-3 rất tốt cho sức khỏe và đóng vai trò không thể thiếu đối với sức khỏe của tim, sự phát triển của thai nhi, chức năng não và khả năng miễn dịch.

Tốt cho da: dầu đậu nành thường sử dụng nhiều trong các loại serum, gel và kem dưỡng da. bôi dầu đậu nành lên da giúp bảo vệ làn da, hỗ trợ chống viêm do bức xạ cực tím. dầu đậu nành cũng rất giàu vitamin e, một chất dinh dưỡng chống viêm tốt cho sức khỏe làn da. vitamin e trong dầu đậu nành có thể bảo vệ chống lại tổn thương da và giúp điều trị một số tình trạng da, chẳng hạn như mụn trứng cá và viêm da dị ứng.

Ngăn ngừa muỗi đốt: dầu đậu nành là một thành phần trong một số loại thu*c chống muỗi, bôi da để xua đuổi côn trùng.

Hỗ trợ mọc tóc: rụng tóc và hói là mối đe dọa gia tăng, và chúng xảy ra ở phụ nữ và nam giới ở mọi lứa tuổi. sử dụng dầu đậu nành hoặc các sản phẩm từ đậu nành có thể làm tăng các axit amin và các phân tử giống như keratin trong sợi tóc, củng cố nuôi dưỡng từ chân tóc.

Những lưu ý khi sử dụng dầu nành

Bạn nên đến các siêu thị lớn và chọn mua dầu đậu nành để được đảm bảo về nguồn gốc cũng như chất lượng của sản phẩm.

Tuy dầu đậu nành có điểm bốc khói cao, nhưng ta cũng cần hạn chế chiên xào quá lâu, hoặc để dầu quá nóng, tránh việc dầu bị biến đổi do nhiệt.

Theo Anh Đào/Tiêu dùng

Link bài gốc Lấy link

https://tieudung.vn/khoe-dep/luu-y-khi-su-dung-dau-dau-nanh-de-tot-cho-suc-khoe-61907.html

Theo Anh Đào/Tiêu dùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/luu-y-khi-su-dung-dau-dau-nanh-de-tot-cho-suc-khoe/20220221031736758)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Những lợi ích khác của chanh phổ biến như giúp tim khỏe, ngừa bệnh suyễn, chống ung thư, làm đẹp da...
  • Trẻ em tuổi mẫu giáo, tiểu học hầu hết chưa ý thức được cách bảo vệ và phòng chống sâu răng nhưng lại có thói quen rất thích ăn quà vặt với hàm lượng đường cao. Vì thế, theo các kết quả nghiên cứu, tỉ lệ trẻ 6 tuổi bị sâu răng bao giờ cũng rất “đáng sợ”.
  • Để đảm bảo sức khỏe, mỗi người cần phải biết chọn cho mình thức ăn phù hợp: với tình trạng dinh dưỡng, với sức khỏe, với điều kiện kinh tế và sở thích...
  • Dưới đây là danh sách 10 loại thực phẩm quen thuộc gây ung thư mà bạn nên ngay lập tức tránh xa.
  • Ngày 15/4 tại Hà Nội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Báo Sức khoẻ Đời sống đã ký kết chương trình phối hợp tuyên truyền chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) giai đoạn 2015-2017 và hợp đồng hợp tác tuyên truyền năm 2015.
  • Vật dụng và những thói quen xung quanh nơi bạn làm việc, có thể gây ra vô số những vấn đề sức khỏe lâu dài.
  • Tài liệu này sẽ cung cấp cho các bạn thông tin cần thiết, những bài tập vận động và những điều cần lưu ý sau phẫu thuật.
  • Cơ thể phản ứng tùy theo cảm xúc và suy nghĩ của bạn. Hiện tượng này thường được gọi là sự liên kết giữa thể chất và tinh thần.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY