Khoa học hôm nay

Lý do bị béo phì dễ T* vong do COVID-19; xét nghiệm qua nước bọt chính xác như PCR chỉ vài phút

Lý do bị béo phì dễ T* vong do COVID-19; xét nghiệm qua nước bọt chính xác như PCR chỉ vài phút

Xét nghiệm COVID-19 qua nước bọt chính xác như PCR chỉ trong vài phút

Các xét nghiệm nước bọt điển hình là không đáng tin cậy trừ khi được thực hiện ngay lập tức sau một đêm nhịn ăn, vì nồng độ của các phần tử vi rút trong nước bọt giảm mạnh khi ăn hoặc uống.

Các nhà nghiên cứu ở singapore tin rằng phương pháp xét nghiệm nước bọt của họ có thể chẩn đoán mắc covid-19 trong vài phút, gần chính xác như xét nghiệm pcr tiêu chuẩn.

Giống như các xét nghiệm nhanh kháng nguyên, xét nghiệm qua nước bọt này (được gọi là PASPORT) liên kết vi rút với các hạt nano. Thế nhưng, PASPORT bổ sung thêm loại hạt nano thứ hai liên kết với tập hợp đầu tiên, mang lại tín hiệu mạnh hơn và làm cho xét nghiệm nhạy hơn trong việc tìm ra vi rút vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, các nhà nghiên cứu đã báo cáo trên Tạp chí Microchimica Acta.

Khi thử nghiệm trên các mẫu không nhịn ăn từ 139 tình nguyện viên (trong đó 35 người mắc covid-19 đã biết đến, 19 người khác nhiễm trùng đường hô hấp) và so với xét nghiệm pcr với các mẫu tăm bông từ mũi và cổ họng, pasport xác định sars-cov-2 chính xác đến 97%.

Trưởng nhóm nghiên cứu, tiến sĩ danny jian hang tng của bệnh viện đa khoa singapore và trường y duke-nus, cho biết: “mặc dù pcr là tiêu chuẩn vàng nhưng nó đòi hỏi nhân viên được đào tạo và có cơ sở hạ tầng phòng thí nghiệm. một xét nghiệm nước bọt đáng tin cậy, không đau, giá cả phải chăng và thuận tiện sẽ khuyến khích nhiều người kiểm tra hơn và làm việc đó thường xuyên hơn".

Lý do người béo phì dễ T* vong hơn do COVID-19

Nghiên cứu ở mỹ có thể lý giải vì sao những người thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc bệnh nặng và t* vong do covid-19 cao hơn.

Từ khi đại dịch bắt đầu, những bệnh nhân thừa cân hoặc béo phì có nhiều khả năng mắc covid-19 nghiêm trọng và dễ t* vong hơn.

Giờ đây, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng vi rút SARS-CoV-2 lây nhiễm sang cả tế bào mỡ và một số tế bào miễn dịch nhất định trong mỡ cơ thể, gây ra phản ứng phòng thủ có hại.

Điểm mấu chốt là vi rút SARS-CoV-2 có thể lây nhiễm trực tiếp vào các tế bào mỡ. Nó cũng ảnh hưởng đến các mô lân cận", Tiến sĩ Philipp Scherer, nhà khoa học nghiên cứu về tế bào mỡ tại Trung tâm Y tế UT Southwestern ở thành phố Dallas (bang Texas, Mỹ), người không tham gia vào nghiên cứu, cho biết.

Các tác giả của nghiên cứu nói bằng chứng mới có thể chỉ ra các phương pháp điều trị COVID-19 mới nhắm vào chất béo trong cơ thể.

Có thể đó là gót chân Achilles mà vi rút SARS-CoV-2 sử dụng để trốn tránh các đáp ứng miễn dịch bảo vệ chúng ta bằng cách ẩn náu ở nơi này”, theo Tiến sĩ Vishwa Deep Dixit, Giáo sư miễn dịch học tại Trường Đại học Y Yale.

Phát hiện này đặc biệt liên quan đến mỹ, quốc gia có tỷ lệ béo phì cao nhất thế giới. hầu hết người mỹ trưởng thành đều thừa cân và 42% bị béo phì. ở mỹ, người da đen, gốc tây ban nha, người mỹ bản địa và người alaska bản địa có tỷ lệ béo phì cao hơn người lớn da trắng và người mỹ gốc á. họ cũng bị ảnh hưởng không cân xứng bởi đại dịch, với tỷ lệ t* vong gần gấp đôi tỷ lệ người mỹ da trắng.

Điều này có thể góp phần gây ra bệnh nặng. Chúng ta đang thấy các cytokine gây viêm tương tự như trong máu của những người thực sự bệnh nặng được tạo ra để phản ứng với sự nhiễm trùng của các mô mỡ đó”, Tiến sĩ Catherine Blish, Giáo sư tại Trung tâm Y tế Đại học Stanford (Mỹ) và là một trong hai tác giả của nghiên cứu, cho biết.

Tiến sĩ catherine blish, cùng các đồng nghiệp tại trung tâm y tế đại học stanford và ở đức, thụy sĩ, đã thực hiện các thí nghiệm để xem liệu mô mỡ thu được từ bệnh nhân béo phì có thể nhiễm vi rút sars-cov-2 không, đồng thời theo dõi phản ứng của các loại tế bào khác.

Các nhà khoa học phát hiện ra rằng bản thân các tế bào mỡ có thể nhiễm vi rút nhưng không bị viêm nặng. Thế nhưng, một số tế bào miễn dịch được gọi là đại thực bào cũng có thể nhiễm vi rút và chúng phát triển phản ứng viêm mạnh mẽ.

Lạ lùng hơn nữa, các tiền tế bào mỡ (trưởng thành thành tế bào mỡ) không bị nhiễm vi rút, nhưng góp phần vào phản ứng gây viêm. Các nhà khoa học đã không kiểm tra xem liệu các biến thể SARS-CoV-2 cụ thể có gây hại nhiều hơn về mặt này so với các chủng khác không.

Nhóm nghiên cứu cũng lấy mô mỡ từ cơ thể của những bệnh nhân châu Âu đã ch*t vì COVID-19 và phát hiện ra vi rút SARS-CoV-2 trong mỡ gần các cơ quan khác nhau.

Theo Tiến sĩ Vishwa Deep Dixit, ý tưởng cho rằng mô mỡ có thể đóng vai trò như ổ chứa mầm bệnh không phải là mới. Mô mỡ trong cơ thể được biết là chứa một số trong số chúng, bao gồm cả HIV và vi rút cúm.

SARS-CoV-2 dường như có thể trốn tránh các hệ thống miễn dịch của mô mỡ trong cơ thể, vốn bị hạn chế và không có khả năng chống lại vi rút một cách hiệu quả. Ở những người béo phì, có thể có rất nhiều mô mỡ trong cơ thể.

Tiến sĩ David Kass, Giáo sư tim mạch tại Đại học Johns Hopkins (Mỹ), nói: “Nếu bạn thực sự béo phì, mô mỡ là cơ quan đơn lẻ lớn nhất trong cơ thể bạn. Vi rút SARS-CoV-2 có thể lây nhiễm sang mô đó và thực sự cư trú ở đó. Mô mỡ sẽ trở thành một loại hồ chứa SARS-CoV-2”.

Tiến sĩ Catherine Blish và các đồng nghiệp của bà suy đoán rằng mô mỡ trong cơ thể nhiễm vi rút thậm chí có thể góp phần gây ra triệu chứng COVID-19 kéo dài, một tình trạng mô tả các triệu chứng phiền toái như mệt mỏi kéo dài trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng sau khi khỏi bệnh.

Dữ liệu cũng cho thấy vắc xin và phương pháp điều trị COVID-19 có thể cần tính đến cân nặng, lượng mô mỡ dự trữ của bệnh nhân.

Nghiên cứu này là lời cảnh tỉnh khác cho ngành y tế và sức khỏe cộng đồng nhìn sâu hơn vào các vấn đề của những người thừa cân và béo phì, cũng như các phương pháp điều trị và vắc xin mà chúng ta đang tiêm cho họ”, theo Barry Popkin, Giáo sư dinh dưỡng tại Đại học Bắc Carolina (Mỹ), người nghiên cứu nguy cơ tăng cao mà COVID-19 gây ra cho những người béo phì.

Mạng Y Tế
Nguồn: Một thế giới (https://1thegioi.vn/ly-do-bi-beo-phi-de-tu-vong-do-covid-19-xet-nghiem-qua-nuoc-bot-chinh-xac-nhu-pcr-chi-vai-phut-175465.html)

Tin cùng nội dung

  • Các nhà khoa học Mỹ tại ĐH Y tế Cộng đồng Mailman cho thấy thanh thiếu niên ngủ ít có nguy cơ béo phì khi bước vào tuổi trưởng thành.
  • Một nghiên cứu mới chỉ ra mất ngủ 30 phút mỗi ngày sẽ có 72% nguy cơ dẫn đến bệnh béo phì, tiểu đường tuýp II và nhiều vấn đề sức khỏe khác.
  • Các nhà khoa học khẳng định việc đặt thiết bị đang sạc pin bên cạnh mình vào ban đêm có thể làm cho người sử dụng tăng cân.
  • Theo y học cổ truyền, có 8 cách để làm giảm béo phì như cách hóa thấp, khử đờm, lợi thủy, thông thông phủ, tiêu đạo,...
  • Theo các chuyên gia y tế, béo phì chính là một trong những thủ phạm gây nên các vấn đề suy giảm sức khỏe T*nh d*c ở nam giới.
  • Cháu 15 tuổi, cao 1m45 mà nặng tới 40 kg. Đùi, mông và bắp chân cháu rất to, bạn bè thường trêu là béo lùn nhưng mẹ cháu lại an ủi là không béo.
  • Ngủ dưới 8 giờ vào các ngày thường có liên quan với béo phì ở nam giới tuổi teen.
  • Tôi muốn hỏi bệnh viện hay phòng khám nào điều trị béo phì ở TPHCM và giá cả như thế nào? Cám ơn! (Trâm - Thủ Đức)
  • Nếu bạn không may lâm vào tình trạng thừa cân và béo phì thì ngoài những biện pháp có tính chất bắt buộc như điều chỉnh chế độ ăn và rèn luyện thể lực một cách hợp lý, bạn có thể thực thi một số liệu pháp hết sức độc đáo của y học cổ truyền, trong đó phải kể đến việc sử dụng một số bài Thu*c đơn giản được tạo nên từ các loại hoa quanh nhà quanh vườn. Bài viết này xin được giới thiệu một số công thức điển hình để bạn đọc có thể tham khảo và vận dụng khi cần thiết.
  • Cũng như các biện pháp khác của đông y, tự xoa bóp nhằm mục đích kiện tỳ hoá thấp, thông kinh hoạt lạc, tiêu trừ mỡ thừa và dự phòng các biến chứng do béo phì gây ra.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY